Tin tức

Tin tức

1. Bài thuốc từ củ sắn dây

Cây sắn dây có thể leo dài đến 10m. Lá cây có màu xanh lục, hoa màu xanh tím, rễ cây phát triển thành củ. Gần như tất cả các bộ phận của cây sắn dây đều có thể được sử dụng làm thuốc trị bệnh. Tuy nhiên, phần củ sắn dây (rễ) được đánh giá là bộ phận dùng tốt nhất. Củ thường được thu hoạch vào mùa đông và mùa xuân.

Củ sắn dây rất phổ biến ở Việt Nam

Củ sắn dây rất phổ biến ở Việt Nam

Trong Đông y, củ sắn dây được sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều bài thuốc chữa bệnh. Loại củ này có tính mát, vị ngọt, có tác dụng giải cơ thoái nhiệt, thăng dương chỉ tả,… thường được dùng để giải khát, điều trị sốt cao, trị đau đầu, tiêu chảy, cao huyết áp, nôn ra máu, ù tai,… Dưới đây là một số bài thuốc từ củ sắn dây:

– Bài thuốc chữa phong nhiệt, đau đầu, nôn mửa ở trẻ nhỏ: Chuẩn bị 30g củ sắn dây đã được rửa sạch. Sau đó giã sắn dây và đun cùng 2 bát nước lớn. Đun cho đến khi còn 1 bát nước. Bỏ phần bã và lấy phần nước vừa thu được nấu với 50g gạo tẻ. Sau đó, cho thêm gừng và mật ong. Cho trẻ ăn cháo sắn dây trong ngày. Áp dụng liên tiếp từ 3 đến 5 ngày để có được hiệu quả tốt nhất.

– Giải khát: Chuẩn bị củ sắn dây và câu đằng. Mang đi tán vụn, phơi hay có thể sấy khô, sau đó trộn đều 2 thành phần này và đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày có thể dùng khoảng 30g sắn dây hãm với nước sôi và uống thay trà. Loại nước giải khát này có thể điều trị chứng đau đầu, nhiệt miệng, cao huyết áp, đau cổ vai gáy,…

Có một cách giải khát từ củ sắn dây cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần dùng bột sắn dây, hòa với nước đun sôi để nguội. Nếu cảm thấy hơi khó uống, bạn có thể cho thêm một chút đường và khuấy đều lên trước khi uống. Vào những ngày nắng nóng của mùa hè hoặc sau những giờ lao động mệt mỏi, uống nước sắn dây sẽ giúp bạn giải khát nhanh chóng, chống say nắng và giảm mệt mỏi.

Sắn dây giúp thanh nhiệt, giải độc

Sắn dây giúp thanh nhiệt, giải độc

Kết hợp sắn dây với rau má cũng là cách giải nhiệt rất hiệu quả. Bạn chuẩn bị khoảng 20g rau má. Sau đó rửa sạch, để ráo và giã nát. Có thể cho thêm một chút nước sôi để nguội, sau đó vắt lấy nước. Hòa phần nước rau má vừa thu được cùng với 10g bột sắn dây. Bạn có thể hòa thêm đường để uống.

Có thể hòa bột từ củ sắn dây cùng với đường trắng giống như thực hiện quấy bột cho trẻ. Bên cạnh đó, trong quá trình bào chế thuốc viên, bột sắn dây cũng thường được dùng để làm kết dính các nguyên liệu, thành phần của thuốc.

– Dùng sắn dây để cải thiện vòng 1: Sắn dây có chứa nhiều protein và lexithin. Đây là những hợp chất giúp thúc đẩy việc sản sinh ra estrogen, từ đó có thể giúp vòng 1 của chị em luôn căng tròn, săn chắc. Cách thực hiện như sau: Bạn pha bột sắn dây với nước ấm, cho thêm đường. Mỗi ngày, uống 2 lần vào buổi sáng và tối. Nên sử dụng nước sắn dây trong ngày đầu sau kỳ kinh nguyệt. Những ngày tiếp theo, bạn chỉ cần uống một lần/ngày. Thực hiện trong một thời gian dài, bạn sẽ cảm nhận rõ vòng 1 đầy đặn và săn chắc hơn. Hơn nữa, nước sắn dây cũng có tính mát, giúp giải nhiệt hiệu quả và giúp làn da của bạn luôn hồng hào, tươi trẻ.

– Trị tàn nhang: Trong bột sắn dây có chứa hoạt chất Isoflavone có hoạt tính giống như hormon Estrogen ở phụ nữ, giúp cân bằng nội tiết tố nữ, hạn chế sự bài tiết quá mức của các sắc tố melanin, từ đó giảm thâm nám, tàn nhang hiệu quả. Bên cạnh đó, Isoflavone có trong sắn dây còn có thể chống oxy hóa, làm chậm lão hóa.

Cách thực hiện bài thuốc trị tàn nhang từ củ sắn dây như sau: Cà chua đem đi rửa sạch và ép lấy nước. Sau đó, trộn đều cùng 1 thìa bột sắn dây. Thoa hỗn hợp này lên mặt và thực hiện mát xa nhẹ nhàng. Sau đó, rửa sạch mặt với nước ấm.

Dùng bột sắn dây theo nhiều cách khác nhau

Dùng bột sắn dây theo nhiều cách khác nhau

– Trị say nắng, say nóng: Dùng khoảng 40g củ sắn dây tươi. Đầu tiên, rửa sạch và cắt lát sắn dây. Sau đó giã nát và vắt lấy nước, cho thêm một chút muối ăn. Khuấy đều hỗn hợp này và cho người bệnh sử dụng.

– Trị mụn: Sắn dây có tác dụng thanh nhiệt, loại bỏ độc tố, giúp loại bỏ mụn trứng cá và phục hồi da nhanh chóng. Cách làm bột sắn dây để trị mụn rất đơn giản:

+ Pha bột sắn dây cùng với bột đậu xanh để uống. Uống 2 cốc trên ngày. Có thể cho thêm chút đường. Nếu vẫn cảm thấy khó uống, bạn có thể nấu chín bột sắn dây hoặc nấu chín sắn dây và đậu xanh để uống mỗi ngày.

+ Ngoài uống sắn dây, bạn cũng nên dùng sắn dây, bột đậu xanh và một chút mật ong để trộn thành một hỗn hợp và đắp lên mặt. Để trong khoảng 20 phút thì rửa mặt lại bằng nước lạnh. Tác dụng của mặt nạ bột sắn dây, đậu xanh là giúp giải độc, tiêu viêm và làm mát da.

2. Những lưu ý khi dùng củ sắn dây

Củ sắn dây rất tốt nhưng để nhận được những lợi ích tốt nhất và hạn chế những nguy cơ từ loại củ này, bạn cần sử dụng đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý:

Nếu đang mệt không nên dùng sắn dây

Nếu đang mệt không nên dùng sắn dây

– Củ sắn dây có tính hàn, giúp thanh nhiệt giải độc hiệu quả. Vì thế, bạn không nên uống quá nhiều và khi uống chỉ nên cho thêm một chút đường.

– Với mẹ bầu: Nếu bị nóng trong người, có thể dùng sắn dây để giải nhiệt. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi hoặc bị động thai thì không nên uống sắn dây, để tránh khiến cho mẹ bầu mệt hơn và hạn chế nguy cơ tăng co bóp tử cung.

+ Uống quá nhiều bột sắn dây có thể gây tiêu chảy. Nếu uống nhiều bột sắn dây với đường có thể nhiệt miệng, tăng nguy cơ thừa cân, béo phì và dễ bị tiểu đường.

Củ sắn dây mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng tác dụng không nhanh và còn phụ thuộc vào yếu tố cơ địa từng người. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại dược liệu này để điều trị bệnh để đảm bảo an toàn và nhận được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.

Rate this post