Da khô là gì? Nguyên nhân, cách chăm sóc da khô hiệu quả

Da khô là gì? Nguyên nhân, cách chăm sóc da khô hiệu quả

Da khô là tình trạng phổ biến ở nhiều độ tuổi khác nhau. Mặc dù khô da không quá nghiêm trọng nhưng chúng gây phiền toái và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Vậy da khô là gì, triệu chứng ra sao, điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1Da khô là gì?

Da khô là tình trạng da bị thiếu nước trong lớp biểu bì của da, được biểu hiện bằng vảy, ngứa rát và nứt nẻ. Da khô có thể xuất hiện tại bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, thường là bàn tay, cánh tay và chân.

Bạn có thể là người có làn da khô tự nhiên hoặc vì một vài nguyên nhân mà làn da của bạn trở nên thô ráp hơn bình thường.

Da khô là gì? Nguyên nhân, cách chăm sóc da khô hiệu quả

2Nguyên nhân gây ra tình trạng da khô

Tình trạng da thô ráp, nứt nẻ có thể đến từ các yếu tố bên ngoài và bên trong cơ thể. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này là:

  • Nhiệt từ các thiết bị: Sử dụng lò sưởi, máy sưởi hay quạt sưởi có thể làm giảm độ ẩm trong không khí, gây ra khô da.
  • Môi trường: Điều kiện thời tiết lạnh, gió mùa và độ ẩm không khí thấp khiến da dễ bị mất nước và trở nên khô nẻ, bong tróc.
  • Tắm: Tắm nước nóng thường xuyên trong thời gian dài khiến da mất đi lớp dầu tự nhiên. Ngoài ra, tắm bể bơi có nhiều chất chlorine, chà xát mạnh khi tắm và sử dụng các loại xà phòng chứa kiềm mạnh có thể làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da.
  • Các tình trạng da khác: Những người mắc các bệnh về da như viêm da dị ứng (chàm) hoặc bệnh vẩy nến thường có nguy cơ bị da khô.
  • Điều trị y tế: Một số người có thể gặp tình trạng da khô sau khi trải qua điều trị ung thư, quá trình lọc máu hoặc sử dụng một số loại thuốc (như Isotretinoin điều trị mụn trứng cá).
  • Sự lão hóa: Khi bước qua tuổi 50, tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn tiết ra ít hơn, da trở nên mỏng hơn và không còn sản xuất đủ dầu tự nhiên để giữ ẩm cho da.

3Da khô là dấu hiệu của bệnh gì?

Da khô có thể do cơ địa hoặc do tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Một số bệnh có biểu hiện khô da như:

  • Viêm da tiếp xúc: Là sự phát triển của tình trạng viêm nổi lên trên da do phản ứng của da với một chất gì đó mà da tiếp xúc với nó. Khi da tiếp xúc với chất gây kích ứng hóa học, chẳng hạn như thuốc tẩy, có thể xảy ra viêm da tiếp xúc kích ứng. Ngoài ra, viêm da tiếp xúc dị ứng có thể xuất hiện khi da tiếp xúc với chất mà bạn mắc dị ứng, ví dụ như niken.
  • Viêm da tiết bã: Xảy ra khi da tiết quá nhiều dầu, gây ra phản ứng da có màu đỏ và vảy, thường xuất hiện trên da đầu. Đây là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh.
  • Viêm da dị ứng: Còn được gọi là bệnh chàm, là một tình trạng da mãn tính dẫn đến việc hình thành các mảng vảy khô trên da. Đây là một tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ.
  • Ngoài ra, các tình trạng khác như bệnh vẩy nến và bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng có thể có triệu chứng khô da.

4Biến chứng nguy hiểm của tình trạng da khô

Tình trạng khô da thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, khi không được chăm sóc, da khô có thể gây ra những vấn đề sau:

  • Viêm da dị ứng (chàm): Trạng thái da quá khô có thể kích hoạt bệnh viêm da dị ứng, gây phát ban và nứt nẻ da.
  • Nhiễm trùng: Da khô có thể bị nứt nẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra nhiễm trùng. Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn ở các mô bên dưới của da có khả năng đi vào vào hệ bạch huyết và mạch máu.
  • Viêm nang lông, viêm nang tóc: làm mất tóc vĩnh viễn khi tạo sẹo.
  • Chứng dày sừng nang lông: thường xuất hiện trên cánh tay, chân hoặc mông, thường không đau hoặc ngứa. Da thô, u lên, sần và nhám; đôi khi viêm đỏ da.

Những biến chứng này có thể xảy ra khi cơ chế bảo vệ của da bị tổn thương nghiêm trọng. Ví dụ, da khô nghiêm trọng có thể gây ra những vết nứt sâu hoặc vết thương hở, có nguy cơ chảy máu và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Da khô là gì? Nguyên nhân, cách chăm sóc da khô hiệu quả

5Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Bạn cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế nếu xuất hiện những dấu hiệu dưới đây:

  • Bạn đã thử các biện pháp tự chăm sóc tại nhà nhưng triệu chứng của da khô không giảm.
  • Da của bạn bị viêm hoặc gây đau, xuất hiện vảy, bong tróc, thậm chí là vết loét hở hoặc nhiễm trùng do gãi ngứa.
  • Tình trạng da khô trở nên nặng hơn do tác dụng phụ của quá trình điều trị ung thư.
  • Tình trạng da khô của bạn gây khó chịu đến mức ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Nơi khám chữa bệnh

Nếu có các dấu hiệu trên, bạn hãy đến các cơ sở y tế gần nhất hoặc đến các khoa da liễu ở các bệnh viện uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

  • Tại Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Da liễu Tp. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Da liễu Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai,…

6Các phương pháp phòng ngừa da khô

Có nhiều cách để hạn chế tình trạng khô da, bao gồm:

  • Tắm nước ấm, hạn chế tắm nước nóng hơn 44 độ C trong thời gian dài.
  • Chỉ sử dụng các sản phẩm làm sạch nhẹ nhàng, không có mùi thơm.
  • Chỉ nên vỗ nhẹ, không chà xát mạnh khi tắm hoặc rửa mặt.
  • Thoa kem dưỡng ẩm 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng và tối.
  • Tránh tiếp xúc quá lâu với nguồn nhiệt như máy sưởi hoặc lò sưởi.
  • Uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày.

7Các phương pháp điều trị da khô phổ biến hiện nay

Cách điều trị da khô phụ thuộc vào nguyên nhân khiến da bạn bị khô. Bạn có thể cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc điều trị bệnh hoặc bạn hoàn toàn loại bỏ được tình trạng này nhờ thay đổi lối sống.

Điều trị bằng thuốc

Nếu da của bạn có triệu chứng ngứa hoặc kích ứng, có thể cân nhắc sử dụng kem hoặc thuốc mỡ hydrocortisone không kê đơn (OTC) lên vùng da bị bệnh. Các loại kem này có nhiều mức độ khác nhau, bạn dễ dàng mua được các loại có cường độ nhẹ tại nhà thuốc mà không cần đơn. Đối với các loại có cường độ mạnh hơn, bạn cần đơn thuốc của bác sĩ mới có thể mua được.

Thay đổi lối sống

Dưới đây là những biện pháp bạn có thể thực hiện để điều trị da khô tại nhà:

  • Uống nhiều nước: Uống đủ 1.5 – 2 lít nước/ngày để cấp ẩm cho da.
  • Hạn chế rửa mặt quá nhiều: Rửa mặt nhiều bằng các sản phẩm tẩy rửa quá 2 lần/ngày khiến da mất đi độ nhờn tự nhiên.
  • Hạn chế tắm nước quá nóng: Thói quen tắm nước nóng khiến lớp dầu tự nhiên trên da bị trôi rửa. Bạn chỉ nên tắm nước ấm khoảng 44 độ C và không ngâm mình trong bồn tắm quá 10 phút.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Ngoài những biện pháp trên, bạn có thể giảm thiểu tình trạng khô da bằng cách bổ sung vào thực đơn các thực phẩm chứa vitamin A, vitamin C, vitamin E và Magie.

Da khô là gì? Nguyên nhân, cách chăm sóc da khô hiệu quả

Trên đây là những thông tin về tình trạng da khô nứt nẻ. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân gây ra khô da, triệu chứng và cách điều trị phù hợp. Hãy chia sẻ bài viết tới người thân và bạn bè nếu thấy hữu ích nhé!

Rate this post