Tiếp nối các bài viết giới thiệu chuyên sâu và các loại keo dán chuyên dụng cho từng loại vật liệu khác nhau. Hôm nay chúng ta cùng đi vào tìm hiểu một loại keo dán cũng rất quan trọng trong sản xuất ở một số ngành nghề sản xuất đồ handmade đó là keo dán da.
Keo dán da hẳn không còn lạ trong các ngành sản xuất giày dép, túi xách,.. các phụ kiện bằng da. Chúng giúp quá trình kết dính các mối liên kết một cách nhanh chóng, tối ưu và lại đảm bảo được độ thẩm mỹ tốt. Vậy cùng tìm hiểu kỹ hơn về dòng keo dán này ngay trong bài dưới đây!
Phân loại keo dán da
Trên thị trường hiện nay chủ yếu chi làm hai loại chính: Keo dạng sữa: loại này thường có màu trắng đục như sữa, có mùi keo nồng khá khó chịu tuy nhiên chúng không độc và an toàn không dẫn lửa
Keo dạng trong suốt: đúng với tên gọi của nó, keo dán da dạng trong suốt sẽ không có màu hoặc hơi hơi đục nhưng khi keo khô sẽ không để lại vết, giúp đảm bảo thẩm mỹ tuyệt đối cho các sản phẩm được dán.
Đặc điểm của keo dán da
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại keo dán khác nhau. Bất kể là keo dán da hay là keo dán đa năng nào cũng có những loại độc hại và loại an toàn. Tùy vào giá cả, tỷ lệ pha trộn các loại thành phần mà chúng có công năng cũng như ảnh hưởng tới người sử dụng một lượng nhất định.
Thông thường các loại keo dán da đều có những ảnh hưởng đến sử khỏe người sử nếu tiếp xúc quá lâu trong thời gian dài mà không có bảo hộ. Vì thực tế trong thành phần của các loại keo dán đa năng nói chung và keo dán da nói riêng đều là các chất hóa học khá độc, nên dù có điều chỉnh thành phần như thế nào cũng có những ảnh hưởng không nhiều thì ít.
Cụ thể một số thành phần chính trong keo dán da thường xuất hiện như sau: Toluen, Methylene Chloride, Cyclohexane, Formaldehyde, Dichloroethane… và một số loại xúc tác khác. Những chất này thường có mùi thơm nhẹ, dễ bay hơi (như toluen) và khi bạn hít phải quá nhiều với tần suất liên tục thì có thể xảy ra hiện tượng chóng mặt, buồn nôn,… Do đó trong quá trình sản xuất các công nhân luôn được trang bị các đồ bảo hộ, không gian làm việc thoáng không bị bí bách để tránh gây ngạt, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Top các dòng keo dán da phổ biến trên thị trường.
Keo dán da bò Keo con chó X66
Keo con chó hẳn không còn xa lạ trong cuộc sống sinh hoạt cũng như sản xuất nữa, đây là một trong những loại keo có tính ứng dụng rất cao, chúng có thể thích ứng trên rất nhiều loại vật liệu khác nhau và được xem là dòng keo siêu dính đa năng. Ngoài ra còn có tính đàn hồi cao, chịu được lực co giãn và màu sắc lại thích ứng rất tốt với các loại da, giá thành rẻ nên keo con chó luôn là lựa chọn hàng đầu cho nhà sản xuất các vật dụng bằng da.
Keo G17
Một loại keo luôn được ưu tiên lựa chọn của người tiêu dùng để dán các loại giày dép bằng da đó là keo G17. Được thiết kế dạng tuýp nhỏ, to các loại để người tiêu dùng thỏa thích lựa chọn. Keo dán da giày G17 được xuất xứ tại Nhật Bản, với tính năng kết dính đa nhiệm, khả năng bám dính và chịu lực cao, có khả năng chống nước tốt lại ít ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Nên chúng thường được sử dụng để dán những loại sản phẩm bằng da cao cấp. Kéo theo đó thì giá thành khá cao, nằm vào khoảng 180.000đ/ tuýp.
Keo mủ cao su dạng sữa
Tiếp theo là một loại keo có giá thành mềm hơn rất nhiều nhưng vẫn đảm bảo được độ kết dính tốt cho các mối liên kết đó là keo mủ cao su. Loại keo này thì có dạng sữa, màu đục như sữa bò, thường sử dụng nhiều trong công nghiệp sản xuất các loại phụ kiện bằng da simili, da Pu hay da giả,… Chúng có khả năng liên kết tốt và ít bị tác động bởi các ảnh hưởng của môi trường.
Khuyết điểm lớn nhất của dòng keo này là có màu đục, nếu dán không cẩn thận có thể để lại vết khi keo khô và làm mất thẩm mỹ của vật được dán.
Keo dán Super Glue
Chỉ với 10.000đ bạn có thể sử hữu một tuýp keo dán da super glue mà không lo bị bong tróc. Dòng keo super glue có giá thành khá rẻ nhưng công dụng cũng không kém hơn các loại keo dán khác nhiều. Chúng có độ co giãn và đàn hồi tốt, hơn nữa còn có khả năng chịu nước nên việc dán lên các vật dụng bằng da rất khả thi.
Đối với dòng keo này, kết cấu dạng trong suốt, khi keo khô không để lại các vệt trắng nên sẽ đảm bảo được tính thẩm mỹ cho các đồ vật của bạn. Bạn có thể mua chúng ở các cửa hàng vật liệu hoặc siêu thị đều có bán.
Keo 502 dán được da không?
Bạn biết đấy, 502 là một dòng keo đa năng, do đó để dán các loại giày dép bằng vải, nhựa hay bằng chất liệu da thì keo 502 vẫn có thể dính được. Khả năng kết dính vật đảm bảo bền chặt. Tuy nhiên keo 502 không có độ đàn hồi và co giãn, do đó chỉ nên dán bằng 502 ở những vị trí vết hở cổ định, không chịu tác động nhiều của lực, ít bị co giãn để đảm bảo mối dán được duy trì lâu nhất có thể.
Keo 502 là một dòng keo dán đa năng, có thể thích ứng với nhiều loại vật liệu khác nhau, tuy nhiên chúng lại không phải là dòng keo dán da chuyên dụng như những dòng kể trên. Nếu trong tình huống cấp bách bạn vẫn có thể sử dụng keo 502 để dính được, nhưng cần phải rất cẩn thận để không bị lem ra ngoài và để keo dính vào tay sẽ rất khó chịu đấy.
Trên đây là toàn bộ kiến thức về dòng Kiến thức cơ bản về keo dán da và cách sử dụng chúng và gợi ý cho bạn một số dòng keo phổ biến, dễ sử dụng cho bạn tham khảo. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.