Mụn trứng cá có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên khuôn mặt gây đau và mất thẩm mỹ. Không chỉ vậy, mỗi vị trí mụn xuất hiện còn là sự cảnh báo về những bất ổn bên trong cơ thể. Bài viết này, Eucerin sẽ cùng bạn tìm hiểu các vấn đề sức khỏe thông qua các vị trí mụn trên khuôn mặt để có sự can thiệp kịp thời.
Hé lộ vấn đề sức khỏe qua các vị trí mụn trên mặt
Việc nhận biết và hiểu rõ về các vị trí mụn xuất hiện không chỉ giúp chúng ta xác định phương pháp điều trị mụn phù hợp mà còn hỗ trợ việc theo dõi và cải thiện sức khỏe kịp thời. Bởi vị trí mụn trên gương mặt có thể là dấu hiệu cho thấy các vấn đề sức khỏe bên trong cơ thể, cụ thể như sau:
1. Mụn ở trán
Mụn mọc ở trán riêng lẻ từng nốt nhưng cũng có thể chi chít thành từng đám (Nguồn: Internet)
Mụn xuất hiện ở trán chủ yếu là do vệ sinh da vùng trán chưa sạch, các chất bẩn, bã nhờn, tế bào chết tích tụ lại bên trong lỗ chân lông, gây mụn. Một lý do khác khiến mụn mọc ở trán là do sử dụng chất tạo kiểu cho tóc mái có chứa nhiều dầu hoặc sáp làm bít tắc lỗ chân lông hoặc kích ứng da. Một số người bị nấm da đầu, bị gàu có sử dụng thuốc hoặc sản phẩm chăm sóc tóc cũng có thể gây mụn.
Xét trên phương diện bệnh lý, vị trí mụn ở trán còn có thể do sức khỏe hệ tiêu hóa có vấn đề. Ngoài ra, tinh thần mệt mỏi, căng thẳng cũng khiến mụn mọc ở trán nhiều hơn.
Để ngăn ngăn ngừa mụn mọc ở trán, bạn nên:
-
Hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu đường và chất béo
-
Tăng cường ăn rau xanh như rau cải và súp lơ xanh.
-
Giảm thiểu sử dụng các chất kích thích như bia, rượu và cà phê.
-
Tránh căng thẳng, không làm việc quá sức.
-
Duy trì một chế độ sinh hoạt điều độ, không thức khuya và tạo điều kiện cho cơ thể thư giãn, cũng góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn mụn ở trán.
>>> Xem thêm: Quy trình các bước skincare cho da dầu mụn ngày và đêm hiệu quả
2. Mụn trên lông mày
Vị trí mụn mọc trên lông màyrất phổ biến (Nguồn: Internet)
Nguyên nhân khiến mụn mọc ở lông mày là do vệ sinh da chưa sạch, kích ứng khi sử dụng mỹ phẩm,… Vị trí mụn ở trên lông mày còn có thể do một số nguyên nhân bên trong cơ thể mà ít ai ngờ đến như quá trình tuần hoàn máu kém, chức năng gan và túi mật có vấn đề, cơ thể thiếu nước,…
Để giảm thiểu nguy cơ mụn xuất hiện ở trên lông mày, bạn nên:
-
Uống đủ nước, đặc biệt là các loại thảo dược có khả năng thanh lọc cơ thể và làm mát gan, sẽ giúp loại bỏ độc tố và cải thiện mụn trên lông mày.
-
Tránh xa thực phẩm cay nóng, giàu dầu mỡ và các chất kích thích như cà phê hay đồ ăn nhanh sẽ giúp kiểm soát lượng dầu trên da, từ đó giảm bớt nguy cơ hình thành mụn.
-
Không ngồi lâu ở một chỗ và thường xuyên vận động sẽ cải thiện tuần hoàn máu, không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn giúp da mặt trở nên sáng khỏe và ít mụn hơn.
>>> Xem thêm: Cách trị mụn viêm đỏ không nhân nhanh và hiệu quả
3. Mụn ở thái dương
Mụn xuất hiện ở vùng thái dương cũng không phải là trường hợp hiếm gặp (Nguồn: Internet)
Vùng da thái dương, gần chân tóc cũng là vị trí mụn dễ xuất hiện. Nguyên nhân gây mụn thái dương có thể là do sử dụng dầu gội hoặc sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, gây kích ứng; chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ, thức ăn nhanh. Mụn ở thái dương còn hé lộ một nguyên nhân khác liên quan đến sức khỏe đó chính là túi mật, dịch mật có vấn đề.
Để giảm thiểu sự xuất hiện của mụn ở vùng thái dương, một số biện pháp dinh dưỡng và lối sống có thể được áp dụng:
-
Hạn chế thực phẩm đóng hộp và thức ăn nhanh vì chúng thường chứa nhiều dầu mỡ và chất béo không lành mạnh, tạo điều kiện cho mụn phát triển ở vùng thái dương.
-
Bổ sung rau củ và trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
-
Hạn chế ăn nội tạng động vật vì chúng có thể chứa lượng lớn chất béo bão hòa và cholesterol, làm tăng nguy cơ mụn.
>>> Xem thêm: Cách chăm sóc da dầu mụn hàng ngày với 8 bước đơn giản
4. Mụn ở má
Mụn ở má cảnh báo nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe (Nguồn: Internet)
Chăn, ga, gối, điện thoại, cọ trang điểm,… là những vật dụng tiếp xúc với má mỗi ngày. Những vật dụng này nếu không đảm bảo vệ sinh, chứa nhiều vi khuẩn nên rất dễ lây lan, khiến má bị nổi mụn. Vị trí mụn ở má còn là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe liên quan đến phổi, gan, mật,…
Để ngăn ngăn ngừa mụn ở má, bạn nên:
-
Bổ sung các thực phẩm có tác dụng mát gan và thải độc như bí đao, rau cần, khổ qua, cà chua và táo sẽ hỗ trợ cơ thể loại bỏ độc tố và cải thiện chức năng gan.
-
Hạn chế tiêu thụ rượu bia, cà phê và các chất kích thích khác, cũng như không hút thuốc lá và giảm ăn đồ ngọt.
-
Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất cho phổi, hạn chế đồ ngọt, chia tay chất kích thích và thuốc lá là cần thiết.
-
Luyện tập thể dục thể thao đều đặn và tập hít thở sâu sẽ cải thiện chức năng phổi, từ đó giảm thiểu mụn.
-
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, sẽ giúp cơ thể duy trì chức năng bài tiết tốt, hạn chế mụn phát triển trên má.
>>> Xem thêm: 10 cách trị mụn ẩn dưới da hiệu quả được các chuyên gia da liễu khuyên dùng
5. Mụn ở mũi
Vị trí mụn mọc ở mũi khá nguy hiểm (Nguồn: Internet)
Mũi cũng là vị trí mà mụn đầu đen, mụn cám, mụn viêm,… thường xuyên xuất hiện. Nguyên nhân gây mụn chủ yếu là do dầu nhờn, lỗ chân lông to, vệ sinh da chưa sạch,… Ngoài ra, mụn xuất hiện ở mũi còn có thể do hệ tiêu hóa, hệ sinh sản không hoạt động bình thường hoặc bạn đang gặp vấn đề về tim, phổi.
Để hạn chế mụn mọc ở vùng mũi, bạn cần:
-
Hạn chế thực phẩm cay nóng và lên men như kim chi và dưa chua muối.
-
Tăng cường ăn rau xanh và trái cây tươi.
-
Bổ sung các thực phẩm tốt cho tim mạch như cá hồi, cá ngừ, quả óc chó, các loại hạt,…
6. Mụn trên miệng
Mụn mọc trên miệng gây đau nhức và rất mất thẩm mỹ (Nguồn: Internet)
Mụn trên miệng xuất hiện thường là do vệ sinh miệng chưa sạch sẽ sau khi ăn, thức ăn dính lại gây bít tắc lỗ chân lông, gây kích ứng. Ngoài ra, phấn trang điểm, son môi, kem đánh răng,… hay chế độ ăn uống chưa hợp lý, ăn cay nóng, dầu mỡ nhiều đều có thể gây mụn. Vị trí mụn mọc trên miệng nếu xem xét trên phương diện sức khỏe thì đây chính là dấu hiệu cảnh báo cho các vấn đề như hệ tiêu hóa kém, dạ dày, ruột non, ruột già,… đang gặp trục trặc.
Để hạn chế mụn xuất hiện ở vùng miệng, dưới đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng:
-
Thay thế đồ ăn đóng hộp bằng thực phẩm tươi sống.
-
Giảm thiểu đồ chiên xào và thức ăn có nhiều đường, muối.
-
Ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung vitamin và chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa và làm sạch cơ thể.
-
Chia nhỏ khẩu phần ăn giúp hệ tiêu hóa không bị quá tải và hạn chế sự hình thành mụn trên miệng.
-
Bữa tối nên ăn nhẹ và tránh ăn quá muộn để hệ tiêu hóa có thời gian nghỉ ngơi và tái tạo qua đêm.
7. Mụn ở cằm
Mụn mọc ở cằm do nhiều nguyên nhân khác nhau (Nguồn: Internet)
Cằm là vị trí mà mụn trứng cá, mụn bọc thường xuyên xuất hiện. Nguyên nhân thường do những thói quen xấu gây mụn như sờ tay, chống tay lên cằm khiến vi khuẩn lây lan nhanh và gây mụn. Vị trí mụn mọc ở cằm còn do biến đổi hormone, rối loạn nội tiết tố hoặc sức khỏe buồng trứng, tử cung có vấn đề.
Để giảm thiểu mụn ở vùng cằm, bạn nên:
-
Hạn chế đạm động vật và đường sữa, bổ sung nhiều rau củ quả, đậu nành, hạt lanh giúp cân bằng hormone và không làm tăng nguy cơ mụn ở cằm.
-
Hạn chế ăn đồ cay nóng, chứa nhiều chất béo và chất kích thích để ổn định nội tiết.
-
Tìm loại thuốc tránh thai phù hợp với cơ thể để tránh ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone.
-
Tránh chống tay vào cằm hoặc chạm, sờ, nặn mụn để không làm tổn thương da và tạo điều kiện cho mụn phát triển.