1. Da bị nổi mẩn đỏ không ngứa là bị làm sao?
Da nổi mẩn đỏ không ngứa là hiện tượng trên da sẽ nổi những nốt mẩn đỏ nổi lên như nốt muỗi đốt hoặc thành từng mảng. Tuy nhiên, tại vùng da bị nổi mẩn người bệnh lại không cảm thấy ngứa. Vị trí dễ xuất hiện thường là cổ, mặt, chân, tay, thậm chí có thể toàn thân. Đây có thể là hậu quả của một số bệnh lý của cơ thể như viêm mao mạch, ung thư da,… hoặc do người bệnh dị ứng với các tác nhân bên ngoài như thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc,…
Tình trạng xuất hiện những vết đỏ trên da nhưng không ngứa không hề hiếm gặp
2. 8 nguyên nhân nên da nổi mẩn đỏ không ngứa
Có nhiều nguyên nhân gây da nổi mẩn đỏ không ngứa như:
-
Giãn mao mạch
-
Bệnh viêm mao mạch dị ứng
-
Nhiễm siêu vi
-
Bị sốt phát ban
-
Bệnh lupus ban đỏ
-
Bệnh zona thần kinh
-
Ung thư da
-
U máu
2.1. Giãn mao mạch
Giãn mao mạch là hiện tượng các các mao mạch nhỏ dưới da giãn ra tạo thành các hình mạng nhện nhỏ bên dưới da. Khi mắc bệnh, người bệnh thường xuất hiện vết đỏ trên da không ngứa Những vết này như những mụn nhỏ, màu đỏ hoặc màu thẫm hơn màu da bình thường, nổi nhiều ở các vùng da dễ tổn thương như: chân, đùi, thái dương, má,…
2.2. Bệnh viêm mao mạch dị ứng
Viêm mao mạch dị ứng là bệnh tự dị ứng có tổn thương lan tỏa đến hệ thống mạch máu gây viêm và chảy máu các mao mạch nhỏ ở da, khớp, ruột, thận của người bệnh. Người bệnh bị nổi những chấm đỏ trên da không ngứa ở mặt duỗi của cẳng tay, cẳng chân, mông, đùi,… Ngoài ra, người mắc viêm mao mạch dị ứng còn gặp một số triệu chứng khác như đau khớp, các triệu chứng tiêu hóa như đau bụng, nôn và buồn nôn.
Bệnh thường gặp ở người trẻ và trẻ em, nếu bệnh để lâu có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng như tim, phổi,.. Vì vậy, bố mẹ cần theo dõi sát sao trẻ và đưa đến khám bác sĩ ngay nếu phát hiện triệu chứng để có hướng điều trị kịp thời.
2.3. Nhiễm siêu vi
Nhiễm siêu vi hay còn được gọi là sốt siêu vi hay sốt virus. Đây là hiện tượng cơ thể nhiễm phải các loại virus khác nhau gây sốt cao, mệt mỏi, da bị nổi mẩn đỏ không ngứa. Nhiễm siêu vi là bệnh cấp tính và hiện tượng da bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa sẽ tự hết sau 7 – 10 ngày khi virus đã suy yếu.
Nhiễm siêu vi gây da nổi mẩn đỏ không ngứa ở trẻ nhỏ
2.4. Sốt phát ban
Sốt phát ban là tình trạng nhiễm trùng cấp tính gây ra bởi virus với biểu hiện đặc trưng là sốt cao và phát ban đỏ trên da. Ngoài ra, còn một số triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, đau họng,…
2.5. Bệnh lupus ban đỏ
Do những sai lệch trong quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến hệ miễn dịch mất khả năng phân biệt giữa “lạ” và “quen”, tưởng nhầm chính mô cơ thể là vật lạ nên tạo ra kháng thể chống lại tế bào của hầu hết cơ quan. Biểu hiện của bệnh là da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa, các nốt ban có dạng hình cánh bướm ở mặt hoặc dạng đĩa. Niêm mạc trong miệng, hầu họng có thể xuất hiện lở loét nhưng không đau, tóc vàng dễ gãy và rụng nhiều. Bên cạnh đó còn kèm theo rối loạn kinh nguyệt, đau khớp, mệt mỏi,… Để lâu có thể gây ảnh thưởng đến cả các cơ quan quan trọng như thận, tim, phổi,…
2.6. Bệnh zona thần kinh
Zona là bệnh lý không hề hiếm gặp ở Việt Nam, bệnh phát triển do sự tái hoạt động của virus Herpes Zoster khi hệ miễn dịch bị suy yếu. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là da nổi mẩn đỏ không ngứa. Các vết mẩn sẽ biến thành mụn nước và tập trung thành đám hình chùm nho. Người bệnh biểu hiện đau kiểu bỏng rát và vẫn tiếp tục đau dù cho da đã lành. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp một số triệu chứng khác như ù tai, sốt, nhức đầu, chóng mặt,…
2.7. Ung thư da
Ung thư da là hiện tượng phát triển bất thường của các tế bào biểu bì dẫn đến hình thành khối u. Người bệnh dễ dàng phát hiện bệnh vì triệu chứng biểu hiện rõ ràng trên bề mặt da như da sần sùi từng mảng, xuất hiện nốt u hình tròn, hơi mờ mềm và bị nổi chấm đỏ trên da không ngứa, bệnh càng tiến triển thì vết mẩn đỏ ngày càng dày càng lan rộng ra toàn thân. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân lựa chọn tự chăm sóc, điều trị ở nhà nhưng không đúng cách có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và thẩm mỹ.
Da nổi mẩn đỏ không ngứa có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư da
2.8. U máu
U máu là sự tăng sinh lành tính quá mức của các mao mạch nhỏ trên da. U máu thường xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh vài ngày tuổi hoặc vài tuần tuổi. Trên da trẻ hầu hết sẽ xuất hiện những nốt đỏ có kích thước từ vài mm đến vài cm nhưng đôi khi có thể lan thành từng mảng. Những nốt mẩn đỏ thường xuất hiện ở đầu, cổ, ngực, lưng,… và không ngứa.
3. Cách chữa trị da nổi mẩn đỏ không ngứa đơn giản tại nhà
a. Chữa trị bằng phương pháp dân gian
Phần lớn tình trạng xuất hiện vết đỏ trên da nhưng không ngứa có thể khắc phục ngay tại nhà, dưới đây là hai cách điều trị đơn giản:
-
Chườm lạnh: Đây là phương pháp có thể áp dụng nhiều lần, bất cứ khi nào cần thiết. Người bệnh chỉ cần dùng khăn lạnh hoặc đá lạnh chườm vào vùng nổi mẩn đỏ. Biện pháp này giúp hỗ trợ giảm viêm, làm dịu vết mẩn đỏ và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
-
Sử dụng lô hội: Gel từ cây lô hội có tính mát nhờ vậy có khả năng là dịu và cải thiện tình trạng của vùng da nổi mẩn đỏ không ngứa. Nhưng khi áp dụng biện pháp này, người bệnh cần thử trước trên một vùng da nhỏ trước vì lô hội có thể gây dị ứng ở một số người.
b. Chữa trị bằng y học hiện đại
Khi hiện tượng da bị nổi mẩn đỏ không ngứa gây khó chịu cho người bệnh, mẩn đỏ lan rộng hoặc kéo dài quá lâu mà không suy giảm người bệnh có thể lựa chọn đến gặp bác sĩ để được kê thuốc. Các loại thuốc Tây được bác sĩ chỉ định thường chia làm hai nhóm là thuốc điều trị triệu chứng và thuốc điều trị tận gốc căn nguyên bệnh.
Một số thuốc điều trị triệu chứng da nổi mẩn đỏ không ngứa như:
-
Thuốc kháng histamin H1: Cetirizin, Loratadin, Acryvastin,…
-
Thuốc chứa corticoid: Prednisolone, Dexamethasone,…
Các thuốc điều trị tận gốc căn nguyên bệnh sẽ được bác sĩ da liễu chỉ định tùy theo nguyên nhân gây nên hiện tượng da bị mẩn đỏ nhưng không ngứa tương ứng. Nếu nổi mẩn đỏ do dị ứng thì chỉ cần dùng thuốc kháng histamin và không tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng thì tình trạng da sẽ được cải thiện sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh do các bệnh tự miễn hay do virus,.. thì cần điều trị tận gốc bệnh thì tình trạng da nổi mẩn đỏ mới suy giảm.
Cần sử dụng thuốc điều trị da mẩn đỏ không ngứa dưới sự hướng dẫn của bác sĩ
4. Da nổi mẩn đỏ không ngứa có nguy hiểm không, khi nào cần đi khám bác sĩ?
Hầu hết tình trạng xuất hiện vết đỏ trên da không ngứa đều ở thể nhẹ và không gây nguy hiểm quá lớn cho cơ thể, người bệnh hoàn toàn có thể tự điều trị ở nhà. Tuy nhiên, nếu bệnh nặng thời gian nổi mẩn kéo dài, vết mẩn lan rộng người bệnh nên đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân thực sự vì đôi khi đây chính là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm khác trong cơ thể.
Hơn nữa, việc sử dụng thuốc Tây điều trị mà không được kiểm soát về cách dùng, thời điểm dùng và liều dùng cũng có thể gây nguy hiểm và tiềm ẩn một số tác dụng phụ lên cơ thể. Vì vậy, nhận sự tư vấn và chỉ dẫn của bác sĩ là một việc vô cùng cần thiết.
4.1. Khi nào bị nổi mẩn đỏ không ngứa cần đi khám bác sĩ?
Khi hiện tượng da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa xuất hiện kèm những triệu chứng sau đây người bệnh cần nhanh chóng đi gặp bác sĩ để được khám và điều trị chính xác nhất:
-
Nổi mẩn đỏ lan rộng ra toàn thân
-
Sốt
-
Vùng da nổi mẩn đỏ đau rát
-
Mẩn đỏ chứa mủ hoặc dịch lỏng
4.2. Khám tại nhà với bác sĩ da liễu online
Trong thời đại công nghệ 4.0, mọi người đã không còn cần đến tận nơi để xếp hàng lấy số và chờ đợi hàng giờ đồng hồ để đến lượt. Người bệnh hoàn toàn có thể đặt lịch khám ngay tại nhà và được chọn bác sĩ da liễu online mà mình muốn nhận tư vấn.
Một số bác sĩ nổi tiếng có kinh nghiệm nhiều năm trong điều trị các bệnh da liễu tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội như:
-
Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Anh Tuấn – Bệnh viện Nhi trung ương, có hơn 10 năm khám và điều trị các bệnh lý trẻ em, trong đó điều trị các nhóm bệnh không lây nhiễm như dị ứng, da liễu ở người lớn và trẻ nhỏ, bác sĩ thực hiện gần 2.000 lượt khám online được đông đảo bệnh nhân đánh giá cao về hiệu quả điều trị và tư vấn nhiệt tình;
-
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duyên – Bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương, có gần 15 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý Nhi khoa, Da liễu, bác sĩ có thể tư vấn theo dõi và kê đơn thuốc trực tuyến, điều trị từ xa. Bác sĩ đã thực hiện hơn 3,000 lượt khám online trên ứng dụng IVIE – Bác sĩ ơi và được nhiều bệnh nhân đánh giá tốt;
-
Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hải An – Bệnh viện Đa khoa Medlatec, từng làm việc tại Phòng khám Da liễu Hà Nội. Bác sĩ An thực hiện khám, điều trị và tư vấn các bệnh nội khoa, da liễu với hơn 6 năm kinh nghiệm, đã tư vấn online cho hơn 1,700 người bệnh.
-
Bác sĩ Nguyễn Thị Thủy – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, có hơn 7 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị bệnh lý da liễu, bác sĩ đã thực hiện khám da liễu online cho hơn 4,000 người bệnh.
Để khám da liễu online với bác sĩ từ xa, bạn tải ứng dụng IVIE – Bác sĩ ơi và làm theo hướng dẫn:
Tải app
Hướng dẫn khám da liễu online trên ứng dụng IVIE – Bác sĩ ơi
4.3. Đặt lịch khám với bác sĩ da liễu tại các Bệnh viện, phòng khám uy tín
Bạn có thể tới khám tại các bệnh viện, phòng khám uy tín gần nhất để được bác sĩ khám trực tiếp và chỉ định điều trị phù hợp với từng nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Gọi tổng đài để đặt khám ưu tiên tại các bệnh viện tuyến trung ương và phòng khám uy tín, giúp giảm thời gian chờ đợi, xếp hàng và được tư vấn khám với bác sĩ theo yêu cầu. Một số bệnh viện, phòng khám da liễu nổi bật như:
-
Tổ hợp y tế MEDIPLUS – Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội, Giá khám da liễu: 350,000đ
-
Phòng khám Đa khoa Quốc Tế Thanh Chân – Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, Giá khám da liễu: 250,000đ
-
Bệnh viện An Việt – Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội, Giá khám da liễu: 150,000đ
-
Phòng khám Đa khoa MEDELAB – Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội, Giá khám da liễu: 150,000đ
-
Cùng nhiều cơ sở y tế khác
1900 3367
5. Cách phòng ngừa da nổi mẩn đỏ không ngứa tái phát
Để phòng ngừa da nổi mẩn đỏ không ngứa xuất hiện hay tái phát thì trong quá trình chăm sóc và sinh hoạt hàng ngày ta cần lưu ý những điều sau:
-
Giữ da luôn sạch sẽ: Cần vệ sinh và chăm sóc da sạch sẽ và thường xuyên. Sử dụng các loại sữa tắm lành tính, dịu nhẹ hoặc tắm bằng nước lá thảo dược. Khi da mẩn đỏ, người bệnh có thể tắm bằng nước ấm, việc này cũng giúp làm giảm tình trạng mẩn đỏ trên da.
-
Chế độ ăn uống hợp lý: Ăn uống đầy đủ dưỡng chất đặc biệt bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, omega 3,… Hạn chế các đồ ăn cay, các chất kích thích, các thực phẩm dễ gây kích ứng như rượu bia, hải sản,…
-
Uống đủ nước: Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể từ 2 – 3 lít/ngày. Có thể sử dụng nước trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
-
Bảo vệ da khỏi tác động xấu từ môi trường: Các tác nhân như khói bụi, tia cực tím trong ánh nắng mặt trời,… đều gây ảnh hưởng xấu tới da và có gây như ung thư da. Vì vậy, khi ra ngoài ta luôn cần che chắn cẩn thận, thoa kem chống nắng, tránh da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Chăm sóc, vệ sinh và bảo vệ da chính là chìa khóa phòng tránh da nổi mẩn đỏ không ngứa
Da nổi mẩn đỏ không ngứa không hề hiếm gặp và cũng không gây nguy hiểm quá nhiều đến cơ thể. Tuy nhiên, nếu chủ quan, thiếu hiểu biết về bệnh ta có thể bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm. Hy vọng, bài viết trên IVIE – Bác sĩ ơi: Ứng dụng khám bệnh online đã cung cấp các thông tin thiết thực cho bạn đọc, nếu gặp các triệu chứng nghi ngờ, các tiến triển bệnh bất thường hãy tìm đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.