Trên da nổi đốm nâu ngứa là một bệnh lý về da thường gặp ở cả nam và nữ. Mặc dù vậy, ít ai biết được thực sự đây là bệnh gì, và cách chữa sao cho hiệu quả nhất. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có một cái nhìn tổng quan về căn bệnh này nhé.
Da nổi đốm nâu ngứa
Bệnh lý da nổi đốm nâu có người bị ngứa, xuất hiện ở chân, tay, mặt,… với những kích thước và màu sắc khác nhau. Thông thường, những đốm nâu này khi mới bị sẽ có màu nâu nhạt, nhỏ li ti nhưng lâu dần chúng sẽ chuyển sang màu nâu đậm và loang rộng hơn.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng da nổi đốm nâu, thông thường chúng không gây ra các ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại rất mất thẩm mỹ và cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Phân biệt giữa đốm nâu ngứa và tàn nhang, nám
Rất nhiều người khi thấy xuất hiện trên da những đốm nâu thì nhầm tưởng với nám, tàn nhang. Nhưng trên thực tế, đây có thể là các bệnh khác nhau, phân biệt qua:
Sinh lý bệnh: Nám và tàn nhang là khi da nổi đốm nâu không ngứa. Còn những đốm nâu do bệnh lý viêm, nấm gây ngứa ngáy, khó chịu.
Vị trí xuất hiện
- Những đốm nâu gây ngứa thường xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên da như mặt, bụng, tay, chân, nách,…
- Còn nám và tàn nhang thường xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như má, trán, cằm,… các vị trí xuấ hiện này thường đối sứng hai bên.
Kích thước đốm nâu
- Nám có kích thước rộng nhất, thường là các mảng lớn và lan rộng theo thời gian.
- Trường hợp da nổi đốm nâu ngứa có kích thước như đầu đũa.
- Tàn nhang có kích thước nhỏ nhất trong 3 loại bệnh lý này chỉ vài mm.
Khi nắm được rõ mình không phải bị nám, tàn nhang thì chúng ta mới có hướng điều trị cũng như không bị chủ quan trong việc điều trị bệnh.
Nguyên nhân gây ra nổi đốm nâu trên da gây ngứa
Những nốt màu nâu xuất hiện trên da kèm triệu chứng ngứa là biểu hiện của bệnh nấm da do vi nấm cạn gây ra. Thông thường, người mắc các bệnh này là do các nguyên nhân sau:
Các đốm nâu: Xuất hiện trên chân, tay nguyên nhân chính thường do những tác động trực tiếp từ ánh mặt trời. Các tia UV chiếu trực tiếp lên da tác động đến khiến cho tế bào melanocyte tăng sản xuất melanin hình thành nên các đốm nâu trên da để chống lại tác động xấu tia UV.
Nám da: Nguyên nhân thường là do những vấn đề liên quan đến thay đổi nội tiết tố. Các vết nâu, thâm do nám da thường nặng và khó kiểm soát và điều trị dứt điểm.
Tàn nhang: Các đốm nhỏ trên lớp da nông, màu nâu hoặc nâu nhạt nằm riêng lẻ hoặc kết thành mảng, do tiếp súc trực tiếp với ánh sáng mặt trời các vết tàn nhang càng có xu hướng đậm màu hơn.
Một số yếu tố khác tác động gây ra các đốm nâu, tàn nhang:
- Thường xuyên làm việc trong môi trường ẩm ướt, nhiều vi khuẩn
- Đổ mồ hôi nhiều trong lúc làm việc hoặc do thời tiết nắng nóng
- Không có cách chăm sóc và vệ sinh da đúng cách
- Sống trong môi trường không sạch sẽ, nhiều vi khuẩn nấm gây hại
- Một số trường hợp do cơ địa da nhờn, lạm dụng mỹ phẩm cũng rất có thể gây ra tình trạng nổi đốm nâu trên mặt.
Nếu những vùng da nổi đốm nâu ngứa không được phát hiện và chữa trị kịp thời, chúng sẽ có thể lan rộng ra các vùng xung quanh. Sau đó, những đốm nâu sẽ phát triển thành dạng mụn nhọt, lở loét khó điều trị.
Cách điều trị da nổi đốm nâu ngứa hiệu quả nhất
Hiện nay có rất nhiều cách để có thể điều trị được bệnh nổi đốm nâu trên da, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:
Bôi kem chống nấm
Thuống kháng nấm dạng kem có thể được coi là một giải pháp điều trị tốt và tiện lợi nhất hiện nay. Một số loại kem thường dùng như Clotrimazole, Econazole, Miconazole,… có chứa các thành phần kháng viêm, diệt khuẩn mạnh mẽ, giảm ngứa, không gây hại cho da.
Thuốc uống trị đốm nâu ngứa trên da
Với phương pháp điều trị này thường được sử dụng khi tình trạng bệnh lý của bạn đã trở nặng, lâu năm, bôi kem không có hiệu quả nhiều. Một số loại thuốc được dùng như: Fluconazole, Griseofulvin, Itraconazole, Ketoconazole,…
Điều trị kết hợp
Với trường hợp da nổi đốm nâu ngứa đã phát triển nặng, khó kiểm soát thì bác sĩ da liễu sẽ kê cho bạn cả thuốc bôi và thuốc uống để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất. Thông thường, bạn phải điều trị 7-10 ngày bệnh mới thuyên giảm.
Với các trường hợp sử dụng thuốc bôi hay thuốc uống bạn cần phải có chỉ định của bác sĩ da liễu, tránh tình trạng dùng bừa bãi gây hại cho da. Và quan trọng, bạn cần lựa chọn cơ sở khám uy tín để có phác đồ điều trị phù hợp, đúng người đúng bệnh, rút ngắn thời gian điều trị.
Cách chăm sóc khi da nổi đốm nâu ngứa như thế nào?
Những đốm nâu ngứa xuất hiện trên da ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bạn cũng không được lơ là, chủ quan. Bên cạnh những biện pháp điều trị bằng thuốc, bạn cần kết hợp các bước chăm sóc tại nhà như sau:
- Vệ sinh đồ dùng cá nhân bằng nước sôi hoặc dung dịch diệt khuẩn, kháng nấm
- Vệ sinh da sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát
- Đối với người thường xuyên ra nhiều mồ hôi cần phải thay quần áo thường xuyên để giữ da luôn thông thoáng, tránh tạo môi trường tốt cho nấm phát triển.
- Không gian sống của bạn cần phải khô thoáng, rắc bột chống nấm vào những vùng ẩm ướt trong nhà, tránh gây hại cho bạn.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn có thể biết được da nổi đốm nâu ngứa là bệnh gì và cách điều trị hiệu quả nhất. Nếu bạn bị vấn đề da nổi đốm nâu ngứa, có thể liên hệ ngay số 19003366 các chuyên gia da liễu đầu ngành tại MEDIPLUS sẽ tư vấn MIỄN PHÍ cho bạn.