Phục hồi da sau nặn mụn đúng cách hiệu quả nhất

Phục hồi da sau nặn mụn đúng cách hiệu quả nhất

Nguy cơ tổn thương làn da dễ xảy ra sau khi nặn mụn

Mụn là hiện tượng thường gặp trên da mặt ở mọi lứa tuổi. Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo làn da đang bị “tấn công” bởi các tác nhân gây hại cho da như bụi bẩn, vi khuẩn hay tế bào da chết bám trên da. Thông thường, phương pháp lấy nhân mụn ra khỏi bề mặt của da được áp dụng để loại bỏ hoàn toàn các nốt mụn. Tuy nhiên, biện pháp này dễ khiến làn da bị tổn thương và gặp phải những tình trạng như bên dưới đây nếu không được chăm sóc đúng cách sau nặn mụn:

  • Sẹo mụn: Trong quá trình nặn mụn, nếu sử dụng lực tác động quá mạnh để lấy nhân mụn ra thì dễ khiến cho lớp tế bào dưới da bị tổn thương và hình thành các vết sẹo khó hồi phục. Bạn chỉ có thể sử dụng các biện pháp để làm mờ các vết sẹo mụn này mà không thể hoàn toàn loại bỏ vị trí của sẹo trên da.
  • – Thâm mụn: Đây là dạng tổn thương thường gặp và dễ nhận diện sau khi nặn mụn. Nguyên nhân hình thành nên các vết thâm là do da đang tăng tổng hợp sắc tố melanin và bị viêm nhiễm do mụn. Vết thâm sau nặn mụn có thể tồn tại lâu dài trên da, từ 3 tháng cho đến 2 năm nếu không sử dụng các biện pháp phục hồi da sau nặn mụn để làm mờ các vết thâm này.
  • – Lỗ chân lông to: Việc sử dụng lực để lấy nhân mụn cũng khiến cho kích thước của lỗ chân lông ngày càng gia tăng. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn gây mụn có thể quay lại, trú ngụ tại vị trí này và tiếp tục gây nên các hiện tượng mụn nghiêm trọng hơn.
  • – Nhiễm trùng: Nếu thực hiện nặn mụn và làm sạch da không đúng cách có thể khiến vùng da nặn mụn dễ dàng bị tấn công bởi vi khuẩn và các tác nhân gây hại từ bên ngoài môi trường và bị nhiễm trùng. Tình trạng này khiến da bị sưng tấy, đau đớn và thậm chí là có thể chảy dịch mủ ra bên ngoài.

Nguy cơ tổn thương làn da dễ xảy ra sau khi nặn mụn

Thâm mụn thường xảy ra sau nặn mụn nếu không áp dụng các biện pháp phục hồi da sau nặn mụn (Nguồn: Sưu tầm)

Những nguyên tắc phục hồi da sau nặn mụn

Việc phục hồi da sau nặn mụn không chỉ giúp làn da tránh khỏi nguy cơ gặp phải các tổn thương như thâm mụn, sẹo mụn,… mà còn hỗ trợ giúp nuôi dưỡng làn da trở nên khỏe mạnh từ sâu bên trong. Tuy nhiên, để việc chăm sóc da sau nặn mụn đạt hiệu quả như mong đợi, bạn cần đảm bảo các nguyên tắc “vàng” như bên dưới đây:

Nguyên tắc làm sạch da sau nặn mụn

Sau khi sử dụng biện pháp nặn mụn thì làn da trở nên cực kỳ nhạy cảm và dễ dàng bị tổn thương bởi các tác nhân gây hại hơn. Những nốt mụn sau khi được loại bỏ cũng tạo thành các vết thương hở nhỏ trên bề mặt da. Vì thế, vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập và gây nên các tình trạng viêm nhiễm. Do vậy, nguyên tắc làm sạch da đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi da sau nặn mụn.

Các sản phẩm sữa rửa mặt trên thị trường có khả năng loại bỏ cặn trang điểm, bụi bẩn và bã nhờn trên da nhưng không thể tiêu diệt hoàn toàn những vi khuẩn gây hại bám trên bề mặt da. Do vậy, để hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng, bạn cần sử dụng kết hợp với các dung dịch sát khuẩn phù hợp cho làn da.

Một dung dịch sát khuẩn được xem là an toàn cho da cần đảm bảo các tiêu chí như sau:

  • – Có khả năng sát khuẩn mạnh, nhanh, tiêu diệt 100% các vi khuẩn có khả năng gây mụn, trong đó, nổi bật nhất là P.acnes.
  • – Bảng thành phần đảm bảo lành tính, an toàn, không chứa cồn hay hương liệu gây kích ứng cho làn da mụn.
  • – Không chứa kháng sinh, corticoid hay gây đề kháng.
  • – Không gây khô da, an toàn tuyệt đối, kể cả đối với làn da nhạy cảm.

Nguyên tắc làm sạch da sau nặn mụn

Làm sạch da sau nặn mụn đóng vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa các nguy cơ tổn thương da (Nguồn: Sưu tầm)

Nguyên tắc dưỡng ẩm cho da sau nặn mụn

Nặn mụn xong nên làm gì để phục hồi làn da? Dưỡng ẩm cho làn da để phục hồi da sau nặn mụn cũng được khuyến khích áp dụng. Mặc dù quá trình làm sạch giúp loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn và vi khuẩn trên da hiệu quả, tuy nhiên, biện pháp này cũng phần nào lấy đi độ ẩm tự nhiên của da, khiến da thường có cảm giác khô căng, ửng đỏ và nóng rát sau khi rửa mặt. Lúc này, giải pháp bổ sung độ ẩm kịp thời từ bên ngoài được xem là phương án an toàn và hiệu quả nhất để cân bằng, làm dịu da tức thì.

Làn da sau khi nặn mụn vẫn còn khá yếu và nhạy cảm nên bạn cần ưu tiên các sản phẩm dưỡng ẩm ở dạng lotion hoặc ở dạng gel dịu nhẹ để an toàn với làn da. Tránh các sản phẩm có kết cấu quá dày đặc vì làm gia tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông. Việc dưỡng ẩm cho da cần được duy trì liên tục mỗi ngày kể cả khi da đã sạch mụn. Khi làn da có đủ độ ẩm cần thiết sẽ củng cố hàng rào bảo vệ vững chắc, giúp ngăn chặn các tác nhân gây mụn quay trở lại.

Nguyên tắc dưỡng ẩm cho da sau nặn mụn

Cấp ẩm cho da là bước phục hồi da sau mụn giúp củng cố hàng rào bảo vệ da (Nguồn: Sưu tầm)

Các bước chăm sóc phục hồi da sau nặn mụn đúng chuẩn

Ngoài việc đảm bảo các nguyên tắc phục hồi da sau nặn mụn, bạn cũng cần có quy trình chăm sóc đúng chuẩn và khoa học để nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh trở lại một cách hiệu quả. Dưới đây là các gợi ý về những bước phục hồi da đúng chuẩn của Eucerin mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.

Sử dụng tẩy trang và sữa rửa mặt

Khi mới nặn mụn vừa xong, bạn không nên sử dụng sữa rửa mặt để làm sạch da ngay lập tức vì những chất làm sạch có trong bảng thành phần của sản phẩm có thể khiến làn da bị tổn thương và kích ứng, khiến tình trạng da ngày càng trở nên nghiêm trọng. Lúc này, sử dụng nước muối sinh lý để rửa mặt chính là giải pháp an toàn.

Sau khoảng 1 đến 2 ngày, bạn có thể sử dụng tẩy trang và sữa rửa mặt để nâng cao hiệu quả làm sạch da. Các sản phẩm làm sạch cần đảm bảo những yếu tố như sau để không gây ra các kích ứng cho da sau nặn mụn:

  • – Bảng thành phần không chứa hương liệu, cồn, xà phòng,… Bởi các thành phần này có thể làm khô da, gây dị ứng và tăng nguy cơ khiến mụn quay trở lại.
  • – Chọn các sản phẩm làm sạch có dạng gel, ít tạo bọt và không chứa các hạt scrubs.
  • – Sử dụng sữa rửa mặt có độ pH lý tưởng nằm trong mức từ 4,5 – 6.

Lưu ý, trong quá trình tẩy trang và rửa mặt cho da, bạn không nên chà xát quá mạnh để tránh để lại các tổn thương trên da.

Làm sạch da nhẹ nhàng bằng sữa rửa mặt

Làm sạch da nhẹ nhàng bằng tẩy trang và sữa rửa mặt (Nguồn: Sưu tầm)

Dùng dung dịch kháng khuẩn vệ sinh da

Để đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc phục hồi da sau nặn mụn, bạn cần sử dụng dung dịch kháng khuẩn cho làn da sau khi làm sạch da. Các bước dùng dung dịch kháng khuẩn đúng cách cho làn da mụn như sau:

  • Bước 1: Thấm dung dịch sát khuẩn ra bông tẩy trang sạch rồi lau nhẹ nhàng lên vùng da sau nặn mụn.
  • – Bước 2: Chờ ít nhất trong 30 giây để dung dịch thấm sâu vào bên trong da và phát huy tác dụng.
  • – Bước 3: Tiếp tục thực hiện những bước chăm sóc da sau đó mà không cần rửa mặt lại với nước.

Sử dụng toner, serum, mặt nạ dưỡng da

Toner và các sản phẩm mặt nạ dưỡng da có tác dụng giúp phục hồi và cân bằng độ pH chuẩn của làn da, cấp ẩm một cách nhẹ nhàng nên được khuyến khích sử dụng trong quy trình phục hồi da sau nặn mụn. Ngoài ra, các thành phần trong toner và mặt nạ dưỡng da còn có khả năng làm dịu da, hạn chế khô da và giúp các dưỡng chất có trong serum hoặc kem dưỡng có thể thấm sâu và thấm nhanh vào bên trong da.

Sử dụng serum để phục hồi làn da sau nặn mụn cũng được gợi ý để gia tăng khả năng chăm sóc da hiệu quả hơn. Các dòng serum nên sử dụng là serum cấp ẩm, có tác dụng hỗ trợ giảm thâm mụn và ngăn ngừa mụn quay trở lại.

Dựa trên tình trạng da sau nặn mụn, bạn cần lưu ý một số vấn đề trong quá trình lựa chọn toner, mặt nạ và serum cho làn da như sau:

  • – Tránh các sản phẩm có chứa dầu khoáng, cồn khô, hương liệu,…
  • – Lựa chọn những sản phẩm có chiết xuất chủ yếu từ thiên nhiên như cam thảo, hoa cúc, lô hội, tràm trà,…
  • – Không sử dụng serum thay thế cho kem dưỡng phục hồi chuyên sâu.

Sử dụng toner để cân bằng độ ph cho làn da sau rửa mặt

Sử dụng toner để cân bằng độ ph cho làn da sau rửa mặt (Nguồn: Sưu tầm)

Dùng kem dưỡng ẩm phục hồi da sau nặn mụn

Sử dụng kem dưỡng ẩm là bước cần có trong quy trình phục hồi da sau nặn mụn. Lớp kem dưỡng giúp giữ lại những dưỡng chất từ các bước chăm sóc da bên trên ở lại trên da lâu hơn. Đồng thời, khi da được duy trì độ ẩm cần thiết cũng sẽ phục hồi nhanh chóng và hiệu quả hơn. Kem dưỡng phục hồi cho làn da cần ưu tiên có mặt của các thành phần có lợi cho da như sau:

  • HA: Đây là hợp chất glycosaminoglycan tự nhiên thường được tìm thấy tại các mô liên kết ở trên cơ thể người. HA chính là thành phần chính trong cấu trúc của làn da, có tác dụng giúp duy trì làn da mịn màng và căng bóng. Đặc biệt, hợp chất này còn có tác dụng tốt trong việc phục hồi những vết thương hở nhờ những liên kết giữa các phân tử nước giúp giữ nước cực kỳ tốt, làm dịu những làn da nhạy cảm đang bị kích ứng.
  • – B5: Hợp chất này còn được biết đến với tên gọi Acid Pantothenic – là một trong các loại vitamin cần thiết trong cơ thể người để duy trì một sức khỏe tốt. Ở làn da, B5 đóng vai trò là coenzym A giúp phá hủy những chất béo và triglyceride trong cơ thể, làm giảm sự hoạt động của tuyến bã nhờn, từ đó, ngăn ngừa tình trạng mụn quay trở lại. B5 cũng thúc đẩy sự phát triển của quá trình sản sinh elastin, collagen và glycan, giúp chữa lành những vết thương trên bề mặt da.

Rate this post