Các bác sĩ da liễu khuyến cáo nên thực hiện tẩy tế bào chết thường xuyên để loại bỏ lớp tế bào sừng hóa và bụi bẩn bám trên da, làm da thông thoáng. Và theo khảo sát của Paula’s Choice về vấn đề này, không ít người đang tẩy tế bào chết cho da mặt sai cách dẫn đến không có hiệu quả, thậm chí là làm tổn thương da. Cùng tìm hiểu cách tẩy tế bào chết cho da mặt khoa học và hiệu quả trong bài viết sau nhé.
1. Các bước tẩy tế bào chết cho da mặt chuẩn khoa học
Để trả lời cho câu hỏi “cách tẩy tế bào chết cho da mặt khoa học nhất là gì”, chúng tôi sẽ chỉ ra những bước cần thiết trong quy trình chăm sóc da với những thông tin cụ thể, chi tiết để bạn thực hiện.
1.1. Bước 1: Rửa sạch tay
Tẩy da chết chúng ta cần phải dùng đến tay đúng không nào?
Để thực hiện tẩy tế bào chết cho vùng da mặt trước tiên chúng ta cần phải có bàn tay thật sạch. Bạn nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, trong trường hợp để tay bẩn tẩy da chết sẽ là tạo điều kiện cho bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập vào da. Khi đó hành động của bạn trở thành bước “tẩy chết da” chứ không phải tẩy da chết.
Bạn có thể tham khảo quy trình rửa tay trong hình bên dưới.
1.2. Bước 2: Tẩy trang
Đổ dung dịch tẩy trang ra bông tẩy trang, tiến hành tẩy trang vùng mắt và môi trước sau đó lấy một miếng bông mới tẩy trang toàn mặt. Thực hiện tẩy trang từ trên xuống dưới, từ trán xuống đến vùng mũi. Lưu ý lau kỹ các vùng cánh mũi, vùng dưới hàm bởi đây là vùng có nhiều sợi bã nhờn và rất dễ bị bỏ quên.
1.3. Bước 3: Rửa mặt
Bạn nên làm ướt mặt sau đó cho sữa rửa mặt ra lòng bàn tay tạo bọt trước, lấy hỗn hợp sữa rửa mặt ở lòng bàn tay làm sạch da. Khi rửa mặt hãy massage nhẹ nhàng theo chiều hướng lên trên để tránh tình trạng da bị chảy xệ, cách này giúp kích thích hệ bạch huyết, lưu thông máu và oxy. Lưu ý không chà xát mạnh bởi có thể gây tổn thương bề mặt da.
1.4. Bước 4: Tẩy tế bào chết
Nhiều người thường thắc mắc rằng tại sao không tẩy da chết rồi mới rửa mặt để tăng cường làm sạch cả các sản phẩm tẩy da chết. Vậy nên tẩy da chết trước hay rửa mặt trước?
Thực tế, rửa mặt chính là bước tiên quyết để da sạch sẽ, giúp các sản phẩm tẩy tế bào chết hoạt động hiệu quả hơn.
Có 2 phương pháp loại bỏ tế bào chết cho vùng da mặt bao gồm tẩy da chết vật lý và tẩy tế bào chết hóa học.
Cách tẩy da chết vật lý
Thoa sản phẩm tẩy da chết vật lý lên da, dùng các đầu ngón tay massage nhẹ nhàng theo chiều chuyển động từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài. Sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Đối với câu hỏi “tẩy da chết bao lâu thì rửa mặt” hay “tẩy da chết bao nhiêu phút”, chúng tôi xin trả lời rằng: Thời gian thực hiện massage tẩy da chế chỉ nên từ 1-2 phút và rửa bằng nước ngay sau đó. Không nên chà xát trên bề mặt da quá lâu để tránh gây tổn thương hàng rào ẩm tự nhiên của da.
Cách tẩy tế bào chết hóa học
Thoa sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học lên da hoặc cho một vài giọt sản phẩm vào bông tẩy trang và lau nhẹ nhàng toàn bộ da mặt, không cần rửa lại với nước. Sau đó thực hiện các bước chăm sóc da tiếp theo.
1.5. Bước 5: Thoa toner cân bằng da
Chúng tôi nhận thấy có nhiều bạn bỏ qua bước này. Tuy nhiên bước thoa nước cân bằng da mang lại khá nhiều lợi ích, toner đưa độ pH trên da về trạng thái lý tưởng, thành phần có trong toner có tác dụng làm dịu da, chống oxy hóa, góp phần hỗ trợ thu nhỏ lỗ chân lông.
Chính vì thế, tẩy da chết xong bạn nên sử dụng toner để cân bằng da nhé.
1.6. Bước 6: Bước tăng cường – Thoa tinh chất
Sử dụng các sản phẩm tinh chất phù hợp với nhu cầu của làn da. Đây cũng là bước làm quan trọng giúp bạn cải thiện các vấn đề làn da đang gặp phải.
Bạn có thể dùng một hay nhiều sản phẩm tinh chất khác nhau tuỳ theo sở thích.
1.7. Bước 7: Khóa ẩm cho da bằng kem dưỡng ẩm
Để toàn bộ dưỡng chất được lưu lại trên da cũng như bổ sung độ ẩm và các thành phần cần thiết cho da, thoa kem dưỡng ẩm là bước làm nhất định phải có.
1.8. Bước 8: Thoa kem chống nắng
Đây là bước làm cần được thực hiện trong quy trình chăm sóc da buổi sáng. Một sản phẩm kem chống nắng tốt có thể giúp bảo vệ da toàn diện trước các tác động của ánh nắng mặt trời, khói bụi và ô nhiễm, đồng thời cung cấp các dưỡng chất tuyệt vời cho da.
Tại Paula’s Choice, chúng tôi đã nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm kem dưỡng chống nắng hoàn hảo giúp thay thế bước dưỡng ẩm buổi sáng đồng thời chống nắng – chống oxy hoá toàn diện.
2. Những cách tẩy tế bào chết sai lầm nên tránh
Để có được cách tẩy tế bào chết khoa học và hiệu quả nhất, bạn cần xem lại ngay những thói quen không tốt sau đây và loại bỏ chúng:
2.1. Lạm dụng tẩy tế bào chết
Tránh tình trạng thực hiện tẩy da chết quá nhiều bởi nó có thể dẫn đến tình trạng phản tác dụng khiến da trở nên nhạy cảm hơn và làm da mất đi lớp màng bảo vệ, thậm chí có thể gây cảm giác ngứa rát, khó chịu, nặng hơn là nứt nẻ và rướm máu khi thời tiết hanh khô.
2.2. Không làm sạch da trước khi tẩy tế bào chết
Các bạn lưu ý nên làm sạch da mặt trước khi tẩy da chết, thực hiện đúng theo từng bước sẽ giúp cho da mặt sạch sẽ, dễ dàng hấp thu các dưỡng chất.
2.3. Ỷ lại vào máy rửa mặt
Hiện nay các bạn ưa chuộng sử dụng máy rửa mặt để làm sạch da tuy nhiên quá ỷ lại vào nó mà không nghĩ đến hậu quả. Các bạn cần biết rằng lực tác động của máy rửa mặt có thể làm cho lỗ chân lông nở to hơn và để chúng trở về trạng thái ban đầu là điều khó có thể nói được.
Hơn nữa, máy rửa mặt không được bảo quản ở nơi khô thoáng khi sử dụng để rửa mặt có thể là cầu nối cho vi khuẩn tấn công da.
2.4. Massage quá mạnh ở vùng da có mụn
Thực hiện massage quá mạnh có thể khiến lớp da mới hình thành bị tổn thương, đặc biệt tại những cùng da mụn có thể khiến lây lan mụn ra vùng khác.
Hãy massage một cách thật nhẹ nhàng để tránh tình trạng phá vỡ lớp màng bảo vệ da, khiến da bị mẩn đỏ, kích ứng.
2.5. Không dưỡng ẩm cho da sau khi tẩy tế bào chết
Tẩy da chết phần nào sẽ làm khô da và điều bạn cần làm lúc này là bổ sung độ ẩm. Trong trường hợp da thiếu ẩm, cơ chế tiết dầu sẽ tự động phát huy để bù lại, lúc đó việc kiểm soát lượng dầu tiết ra từ tuyến bã nhờn trở nên khó khăn hơn.
3. Nên tẩy da chết vào thời gian nào?
Bên cạnh việc biết cách tẩy tế bào chết cho da mặt phù hợp, thời điểm thực hiện cũng vô cùng quan trọng. Nên tẩy da chết vào lúc nào là thắc mắc chung của không ít các tín đồ làm đẹp. Chúng tôi sẽ trả lời cho câu hỏi này bằng cách làm rõ những vấn đề sau đây:
3.1. Nên tẩy tế bào chết vào sáng hay tối? Tẩy tế bào chết bao lâu một lần?
Tẩy tế bào chết vào sáng hay tối, tẩy tế bào chết bao lâu một lần, điều này còn phụ thuộc vào loại tẩy tế bào chết bạn đang dùng.
- Đối với các sản phẩm loại bỏ tế bào chết hoá học, chuyên gia cho phép bạn có thể sử dụng tối đa 2 lần/ngày, trong quy trình chăm sóc da buổi sáng và buổi tối.
- Đối với tẩy tế bào chết vật lý, bạn chỉ nên thực hiện từ 2-3 lần/tuần. Nguyên nhân là với cơ chế làm sạch dạng hạt, tẩy tế bào chết vật lý có thể gây tổn thương da nếu bạn quá lạm dụng chúng.
Vậy còn tẩy tế bào chết bao nhiêu phút? Như chúng tôi đã nói ở trên, tẩy da chết vật lý chỉ nên thực hiện trong vòng 1-2 phút. Trong khi đó, loại tế bào chết hóa học đơn giản chỉ cần sử dụng bông tẩy trang hoặc dùng tay sạch thoa đều dung dịch toàn da mặt và thực hiện luôn các bước chăm sóc da tiếp theo. Theo chuyên gia, đối với các sản phẩm loại bỏ tế bào chết hóa học, không cần thời gian nghỉ giữa các bước chăm sóc da.
Bên cạnh việc tẩy tế bào chết đúng thời điểm, đừng quên thực hiện đầy đủ các bước cần thiết trong quy trình chăm sóc da để có được làn da khoẻ mạnh toàn diện.
3.2. Nên tẩy tế bào chết trước hay rửa mặt trước?
Mặc dù phần trước đã nêu ra các bước cần có trong một quy trình chăm sóc da cơ bản nhưng chúng tôi vẫn muốn lưu ý với bạn rằng bước làm sạch là vô cùng quan trọng trước khi tẩy tế bào chết. Làn da sạch bụi bẩn, dầu thừa và bã nhờn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tối đa tác dụng.
Tuy nhiên, đối với các sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý, bạn cần rửa sạch mặt sau khi thực hiện tẩy da chết. Điều này có thể khiến làn da trở nên khô căng hơn do phải trải qua quá trình rửa mặt với sữa rửa mặt – làm sạch với các hạt chà xát – rửa mặt với nước. Để hạn chế tình trạng này, chúng tôi khuyên bạn nên ưu tiên các sản phẩm loại bỏ tế bào chết hoá học.
Tẩy da chết với các hoạt chất AHA/BHA không những vô hại mà còn có những ưu điểm sau:
Beta Hydroxy Acid (BHA):
- Thẩm thấu sâu, làm sạch cả trong lỗ chân lông.
- Kích thích sản sinh tế bào, tăng cường tái tạo da.
- Thu nhỏ lỗ chân lông.
- Đẩy lùi sự xuất hiện của các dấu hiệu lão hóa.
Alpha Hydroxy Acid (AHA):
- Loại bỏ tế bào sừng hóa trên bề mặt da.
- Cải thiện làn da sần sùi, thô ráp.
- Củng cố màng ẩm tự nhiên của da.
- Hỗ trợ xóa mờ nếp nhăn.
Đồng thời, loại bỏ tế bào chết hóa học dịu nhẹ, không làm ảnh hưởng đến lớp bảo vệ tự nhiên của da và có khả năng giữ nguyên những dưỡng chất làn da nhận được trong các bước trước đó.
4. Bao nhiêu tuổi nên tẩy tế bào chết
Bao nhiêu tuổi thì nên tẩy tế bào chết là thắc mắc chung của không ít tín đồ làm đẹp. Thực tế, điều này tùy thuộc vào tình trạng da và độ tuổi làn da của mỗi người. Cụ thể, tẩy da chết cho da nên được thực hiện khi làn da bắt đầu xuất hiện các vấn đề về dầu nhờn, mụn trứng cá ở giai đoạn dậy thì. Thông thường, độ tuổi dậy thì sẽ bắt đầu từ 13 đến 15 tuổi.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho da, tuổi này nên lựa chọn các sản phẩm có kết cấu mỏng nhẹ và thành phần lành tính, đồng thời thực hiện cách tẩy tế bào chết cho da mặt phù hợp chúng tôi đã gợi ý ở trên.. Sản phẩm chứa BHA, AHA nồng độ thấp sẽ là lựa chọn lý tưởng. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên chăm sóc da với các bước làm khác và bảo vệ da với kem chống nắng mỗi ngày.
Hãy cân nhắc để lựa chọn cho mình các sản phẩm phù hợp và thực hiện cách tẩy da chết khoa học nhất nhé!
Thực hiện cách tẩy tế bào chết cho da mặt khoa học, hiệu quả sẽ giúp bạn sở hữu làn da mịn màng, tươi sáng và khỏe mạnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quy trình chăm sóc da, liên hệ với Paula’s Choice Việt Nam theo hotline 1900 6409 hoặc 0973 78 2001 để được tư vấn ngay.