Vitamin C có tác dụng gì đối với làn da?

Ngược lại, khi tiếp xúc nhiều dưới ánh sáng mặt trời, tia UV sẽ làm giảm hàm lượng vitamin C trong da, một tác động phụ thuộc vào cường độ và thời gian tiếp xúc với tia UV. Khi quan sát các tế bào sừng được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, việc bổ sung vitamin C sẽ làm giảm tổn thương DNA liên quan đến tia cực tím và quá trình peroxy hóa lipid, hạn chế giải phóng các cytokine chống viêm và bảo vệ chống lại quá trình tự chết theo quy trình của tế bào. Hơn nữa, vitamin C cũng điều chỉnh tín hiệu tế bào nhạy cảm với oxy hóa khử trong các tế bào da được nuôi cấy và làm tăng khả năng sống sót của tế bào sau khi tiếp xúc với tia UV.

3.2 Phòng ngừa nếp nhăn

Sự tích tụ của các tổn thương oxy hóa đối với protein là một đặc điểm của cả quá trình quang hóa và lão hóa nội tại. Các tổn thương oxy hóa như vậy có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc của da.

Ngoài chức năng chống oxy hóa, vitamin C còn điều chỉnh quá trình tổng hợp các protein collagen đóng vai trò làm cấu trúc. Lúc này, vitamin C đóng góp một vai trò trong quá trình hydroxyl hóa các phân tử collagen, cần thiết cho sự ổn định ngoại bào và hỗ trợ lớp biểu bì. Từ đó, lớp biểu bì được duy trì và tăng cường tính đàn hồi, giúp phòng ngừa nếp nhăn trên da khi chưa xảy ra hay xóa mờ nếp nhăn một phần nếu đã xuất hiện.

3.3 Làm lành vết thương

Một trong những đặc điểm nổi bật của bệnh thiếu vitamin C là khả năng chữa lành vết thương kém. Các phản ứng viêm thường làm tăng các gốc tự do tại vị trí tổn thương và sự hiện diện của vitamin C có thể hạn chế tác hại của các gốc tự do, thúc đẩy vết thương mau lành hơn. Hơn nữa, vitamin C còn là một thành phần của quá trình tổng hợp collagen ở da, khôi phục lại tính toàn vẹn trên bề mặt da bằng cách thúc đẩy sự biệt hóa của tế bào sừng, kích thích sự hình thành của hàng rào biểu bì.

Vậy nên, vitamin C luôn hiện diện trong các liệu pháp điều trị đối với vết loét do tì đè và vết bỏng, cùng với vitamin E, kẽm và các yếu tố dinh dưỡng khác.

Rate this post