Tình trạng da nổi đốm nâu ngứa là bệnh lý da liễu khá phổ biến, xảy ra ở cả nam và nữ giới. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra bệnh này là gì, làm cách nào giải quyết các đốm nâu ngứa này hiệu quả nhất là điều mà người bệnh nào cũng quan tâm.
Da nổi đốm nâu ngứa là tình trạng gì?
Hiện tượng da nổi đốm nâu ngứa có thể xảy ra tại những vị trí như tay, chân, mặt,… với nhiều kích thước lẫn màu sắc khác nhau. Khi mới xuất hiện, những đốm nâu này thường có màu nâu nhạt, nhỏ li ti. Sau một thời gian, đốm nâu sẽ dần dần chuyển sang màu nâu đậm, đồng thời lan rộng hơn.
Nguyên nhân gây ra tình trạng da nổi đốm nâu ngứa xuất phát từ nhiều yếu tố. Thường bệnh lý về da này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng gì đến sức khỏe tổng thể nhưng chúng chắc chắn gây mất thẩm mỹ cũng như mang lại cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho bệnh nhân.
Điều lưu ý là những đốm nâu trên da này nhiều người lại nhầm tưởng chúng với hiện tượng nám, tàn nhang. Trên thực tế, các tình trạng về da này là những bệnh khác nhau.
Cách phân biệt đốm nâu và nám, tàn nhang như sau:
Sinh lý
Cũng là tình trạng da nổi đốm nâu nhưng nám và tàn nhang không kèm theo ngứa. Còn khi da nổi đốm nâu ngứa là do bệnh lý viêm, nấm gây ra.
Vị trí xuất hiện
- Da nổi đốm nâu ngứa thường xuất hiện bất cứ vị trí nào trên các vùng da như mặt, bụng, tay, chân, nách,…
- Nám và tàn nhang chủ yếu xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc nhiều, thường xuyên với ánh nắng mặt trời như má, trán, cằm,… Lưu ý là những vị trí xuất hiện nám, tàn nhang thường đối xứng hai bên mặt.
Kích thước đốm nâu
- Nám: Kích thước vùng da nám rộng, thường là các mảng lớn, càng về sau càng lan rộng.
- Da nổi đốm nâu ngứa: Kích thước vùng da ảnh hưởng thường chỉ như đầu đũa.
- Tàn nhang: Vùng da bị tàn nhang có kích thước nhỏ nhất trong 3 loại bệnh lý da này, chỉ vài mm.
Như vậy, da nổi đốm nâu ngứa hoặc không ngứa đều là các bệnh lý về da cần được phân biệt và xử lý kịp thời, đúng cách. Khi xác định chính xác bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định bạn phương pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân khiến da nổi đốm nâu
Da nổi đốm màu nâu do một số nguyên nhân gây ra sau đây:
Các đốm nâu ngứa
Đốm nâu xuất hiện trên chân, tay có nguyên nhân chính là do ánh mặt trời trực tiếp tác động trực tiếp. Khi tia UV chiếu trực tiếp lên da khiến cho tế bào melanocyte tăng sản xuất melanin, hình thành nên các đốm nâu trên da để chống lại tác động xấu tia UV.
Nám da
Nguyên nhân gây ra tình trạng nám da chủ yếu liên quan đến những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Lưu ý chị em là những vết đốm nâu, thâm do nám da thường có mức độ nặng, khó kiểm soát cũng như khó có thể điều trị dứt điểm.
Tàn nhang
Tình trạng da có tàn nhang là khi các đốm nâu nhỏ xuất hiện trên lớp da nông, có màu nâu hoặc nâu nhạt nằm riêng lẻ, có khi kết thành mảng. Nếu chị em không cẩn thận che chắn khiến da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời thì các vết tàn nhang này thường có xu hướng đậm màu hơn.
Ngoài ra còn có một số yếu tố khác tác động khiến đốm nâu, tàn nhang xuất hiện:
- Môi trường làm việc ẩm ướt thường xuyên, môi trường sinh sống không sạch sẽ, nhiều vi khuẩn nấm gây hại;
- Thường xuyên đổ nhiều mồ hôi trong lúc làm việc hoặc do thời tiết nắng nóng;
- Không đều đặn, thường xuyên chăm sóc và vệ sinh da đúng cách;
- Một số trường hợp chị em có cơ địa da nhờn, hoặc người thường xuyên lạm dụng mỹ phẩm đều có thể gây ra tình trạng nổi đốm nâu trên mặt.
Ban đầu, vùng da nổi đốm nâu ngứa/không ngứa xuất hiện với diện tích nhỏ, nhạt màu. Càng về sau, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, vùng da bị đốm nâu sẽ càng lan rộng ra những vùng xung quanh, phát triển thành dạng mụn nhọt, lở loét rất khó khăn cho quá trình điều trị sau đó.
Cách điều trị da nổi đốm nâu ngứa hiệu quả nhất
Như đã đề cập bên trên, bệnh lý da nổi đốm nâu ngứa/không ngứa tuy không nguy hiểm cho sức khỏe nhưng sẽ khiến bạn khó chịu, mất tự tin khi ra ngoài, khi giao tiếp. Việc tìm kiếm phương pháp điều trị là mong muốn của tất cả người bệnh.
May mắn là hiện nay có rất nhiều biện pháp có thể điều trị được bệnh nổi đốm nâu trên da, giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại sự tự tin cho làn da của mình. Một số cách điều trị bạn có thể tham khảo dưới đây:
Bôi kem chống nấm
Khi da nổi đốm nâu kèm triệu chứng ngứa là biểu hiện của bệnh nấm da do vi nấm cạn gây ra. Lúc này, bác sĩ sau khi chẩn đoán, xác định nguyên nhân có thể kê đơn thuốc kháng nấm dạng kem cho bạn. Một số loại kem kháng nấm phổ biến có thể kể đến như Clotrimazole, Econazole, Miconazole,… Chúng đều chứa các thành phần kháng viêm, diệt khuẩn mạnh mẽ, cải thiện triệu chứng ngứa và không gây hại cho da.
Thuốc uống trị đốm nâu ngứa trên da
Ngoài kem bôi kháng nấm, kháng khuẩn, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc. Liệu pháp dùng thuốc thường được áp dụng khi tình trạng da nổi đốm nâu ngứa đã ở mức độ nặng, bị lâu ngày và đã bôi kem nhưng không mang lại hiệu quả nhiều. Một số loại thuốc có thể sử dụng trong trường hợp này như Fluconazole, Griseofulvin, Itraconazole, Ketoconazole,…
Điều trị kết hợp
Nếu tình trạng da nổi đốm nâu ngứa đã phát triển nặng, khó kiểm soát, bác sĩ điều trị thường sẽ cân nhắc chỉ định phương pháp điều trị kết hợp, bao gồm cả việc dùng thuốc bôi lẫn thuốc uống để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất. Thời gian điều trị thông thường sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày là bệnh thuyên giảm, triệu chứng được cải thiện rõ rệt…
Lưu ý bệnh nhân là luôn tuân thủ đúng liều lượng, hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ điều trị, tránh tình trạng dùng bừa bãi, tránh lạm dụng sẽ gây hại cho da.
Cách chăm sóc khi da nổi đốm nâu ngứa
Tuy là bệnh lý ngoài da, song các đốm nâu, nám, tàn nhang khi xuất hiện bạn không được chủ quan, lơ là, thậm chí khi chúng có xuất hiện ở những vị trí không lộ ra bên ngoài.
Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn cần kết hợp những bước chăm sóc tại nhà như sau:
- Dùng nước sôi hoặc dung dịch diệt khuẩn, kháng nấm để vệ sinh đồ dùng cá nhân cẩn thận.
- Luôn giữ gìn, vệ sinh da sạch sẽ, chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát.
- Nếu là người thường xuyên ra nhiều mồ hôi, bạn cần phải thường xuyên thay quần áo. Điều này sẽ giúp da luôn được thông thoáng, tránh tạo môi trường tốt cho nấm da, vi khuẩn phát triển.
- Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, khô thoáng. Nếu trong nhà, nơi làm việc có những vùng bị ẩm ướt, bạn có thể xử lý bằng cách rắc bột chống nấm vào.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết này, bạn đã có thể biết được tình trạng da nổi đốm nâu ngứa là bệnh gì, cách phân biệt đốm nâu ngứa và nám nhang, tàn nhang. Để điều trị hiệu quả da nổi đốm nâu ngứa, bạn cần phát hiện sớm các thay đổi bất thường trên da, đi khám bác sĩ da liễu và tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị, liều lượng dùng thuốc mà bác sĩ đã kê toa.
Xem thêm:
Rối loạn sắc tố da là gì? Làm cách nào điều trị rối loạn sắc tố da?
Da nổi đốm nâu không ngứa là do nguyên nhân nào?