Bà bầu bị viêm nang lông – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bà bầu bị viêm nang lông – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về viêm nang lông, nguyên nhân gây ra, nhận biết triệu chứng cũng như cách điều trị hiệu quả trong thời kỳ mang thai. Hãy cùng tìm hiểu về tình trạng này qua bài viết bạn nhé!

Tìm hiểu về tình trạng viêm nang lông ở bà bầu

Viêm nang lông ở bà bầu do đâu?

Mang thai là giai đoạn vô cùng nhạy cảm và quan trọng trong cuộc đời của mỗi người phụ nữ. Trong thời kỳ này, các vấn đề sức khỏe đặc biệt dễ xuất hiện, trong đó viêm nang lông là một trong những bệnh da phổ biến thường gặp.

Viêm nang lông trong thai kỳ xảy ra khi da bị viêm và xuất hiện các sẩn nang hoặc mẩn đỏ ngứa trên bề mặt da, gây ra cảm giác khó chịu.

Nguyên nhân chính của việc bà bầu bị viêm nang lông chưa được xác định rõ ràng, nhưng một số yếu tố có thể ảnh hưởng, bao gồm:

  • Thói quen cạo lông: Cạo lông không đúng cách, đặc biệt là sử dụng dao cạo, có thể làm tổn thương da và ảnh hưởng đến hoạt động của nang lông, dẫn đến viêm nang lông.
  • Thể trạng và miễn dịch: Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao hơn khi hệ miễn dịch yếu, làm tăng khả năng xuất hiện các vấn đề da như viêm nang lông.
  • Yếu tố thời tiết: Khí hậu quá lạnh hoặc nóng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trên da, gây ra viêm nang lông.
  • Vệ sinh và chăm sóc da: Vệ sinh da không đúng cách và thiếu chăm sóc sẽ khiến bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ trên da, góp phần gây viêm nang lông.

Bên cạnh những yếu tố đã đề cập, viêm nang lông ở bà bầu có thể được gây ra bởi một số nguyên nhân khác. Có thể kể đến một số ví dụ như tiền sử mụn trứng cá hoặc viêm da, tắm quá lâu với nước nóng và việc lông mọc ngược…

Bà bầu bị viêm nang lông - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 1Viêm nang lông ở bà bầu do nhiều yếu tố gây nên

Bà bầu bị viêm nang lông có tự khỏi được không?

Trong một số trường hợp, viêm nang lông ở bà bầu có thể tự giảm đi sau khi sinh em bé mà không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hầu hết các trường hợp viêm nang lông vẫn kéo dài và không tự giảm đi một cách tự nhiên nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách.

Mặc dù viêm nang lông là một bệnh lý lành tính, nhưng bà bầu không nên coi thường và tự lường trước tình trạng này. Nếu không thực hiện điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển và trở nên nghiêm trọng hơn. Tại thời điểm này, tổn thương da thường sẽ tiếp tục lan rộng và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nhiều trường hợp còn để lại sẹo trên da sau khi điều trị, do đó việc can thiệp kịp thời là rất quan trọng để tránh những biến chứng tiềm ẩn.

Các biện pháp giúp giảm tình trạng viêm nang lông ở bà bầu

Chườm mát

Chườm mát là một phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả để giảm kích ứng và cải thiện tình trạng sưng đỏ do viêm nang lông ở bà bầu. Đồng thời, nó giúp giảm cơn ngứa rát khó chịu trên bề mặt da. Phương pháp này an toàn và có thể áp dụng cho bất kỳ vùng da nào, bao gồm cả da mặt.

Cách thực hiện:

  • Nhúng một cái khăm mềm vào nước.
  • Đặt khăn vào ngăn đông tủ lạnh khoảng 5 phút để làm lạnh.
  • Sau đó, lấy khăn ra và đắp lên vùng da bị viêm nang lông.
  • Có thể thực hiện chườm mát 2 lần / ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý: Chườm đá lạnh trực tiếp trong thời gian dài có thể gây bỏng lạnh và gây tổn thương da nghiêm trọng hơn. Vì vậy, cần tuân thủ hướng dẫn chườm mát với khăn mềm đã làm lạnh để tránh các tác động không mong muốn lên da.

Bà bầu bị viêm nang lông - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 2Dùng khăn mềm chườm mát giúp giảm tình trạng viêm nang lông ở bà bầu

Sử dụng mật ong

Mật ong có tác dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề da liễu phổ biến. Sử dụng mật ong để điều trị viêm nang lông là một phương pháp an toàn cho phụ nữ mang thai. Acid amin, các chất chống oxy hóa và vitamin B, E trong mật ong có lợi cho làn da, không chỉ giúp dịu da, giảm ngứa mà còn dưỡng ẩm, hỗ trợ kháng viêm và phục hồi lớp màng lipid để bảo vệ da. Ngoài ra, polyphenol có trong mật ong cũng giúp kích thích sản sinh collagen, từ đó giúp tăng tốc độ phục hồi tổn thương và ngăn ngừa hình thành thâm sẹo sau khi điều trị.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một ít mật ong nguyên chất.
  • Làm sạch vùng da bị viêm nang lông và lau khô bằng một khăn mềm.
  • Thoa đều mật ong nguyên chất lên vùng da và dùng tay massage nhẹ nhàng trong vài phút.
  • Để mật ong khô tự nhiên trong khoảng 10 phút sau đó rửa sạch bằng nước ấm.

Lưu ý: Bên cạnh việc sử dụng mật ong đơn thuần, các bà bầu cũng có thể linh hoạt kết hợp với các nguyên liệu khác như nước cốt chanh, gel nha đam hoặc sữa chua không đường… để tăng cường hiệu quả điều trị.

Bà bầu bị viêm nang lông - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 3Mật ong có công dụng phục hồi da tổn thương và ngăn ngừa thâm sẹo do viêm nang lông

Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa là một nguyên liệu giàu vitamin E, giúp giảm cảm giác ngứa ngáy và cấp ẩm cho da. Nó cũng có khả năng chống oxy hóa và bảo vệ lỗ chân lông khỏe mạnh khỏi các tác nhân gây hại.

Thêm vào đó, dầu dừa chứa nhiều acid lauric, có khả năng làm suy yếu hoạt động của một số tác nhân gây viêm nang lông ở bà bầu như nấm men Candida albicans và tụ cầu vàng Staphylococcus.

Dầu dừa được đánh giá cao vì tính lành tính, an toàn và thân thiện với làn da, có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai và những người có làn da nhạy cảm.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch và lau khô vùng da bị viêm nang lông bằng một khăn mềm.
  • Thoa đều dầu dừa nguyên chất lên da và nhẹ nhàng massage trong vài phút.
  • Giữ dầu dừa trên da khoảng 30 phút trước khi rửa lại bằng nước ấm cho sạch.

Lưu ý: Nếu bị viêm nang lông ở đầu, bà bầu cũng có thể trộn dầu dừa vào dầu gội đầu để gội. Hoặc có thể thoa dầu dừa lên da đầu và ủ trong khoảng 3 – 5 phút trước khi gội đầu như bình thường.

Bà bầu bị viêm nang lông - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 4Dầu dừa an toàn và thân thiện với làn da

Lưu ý khi chăm sóc bà bầu bị viêm nang lông

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp chữa tự nhiên, các bà bầu cần chú ý thêm đến các biện pháp chăm sóc tại nhà khác nhau, bao gồm cả việc chăm sóc làn da và sức khỏe tổng thể.

Điều này không chỉ giúp giảm ngứa ngáy mà còn thúc đẩy quá trình phục hồi da nhanh chóng hơn. Đồng thời, tăng cường miễn dịch tự nhiên và hàng rào bảo vệ da, từ đó giúp ngăn ngừa bệnh viêm nang lông tái phát nhiều lần sau điều trị.

  • Chú ý vệ sinh làn da sạch sẽ, giữ cho vùng da đang bị bệnh luôn khô thoáng và mát mẻ.
  • Tránh mặc quần áo quá chật, không mang tất quá dày. Ma sát giữa quần áo và da có thể gây tổn thương trên da.
  • Nếu da bị ngứa, có thể chườm lạnh để giảm ngứa. Tuyệt đối không dùng tay cào gãi, vì việc này có thể làm tăng nguy cơ tổn thương da và nhiễm trùng.
  • Uống nhiều nước, bổ sung nhiều rau củ quả tươi vào khẩu phần ăn. Điều này giúp chăm sóc làn da từ bên trong và cũng có lợi cho sức khỏe thai kỳ.
  • Trong thời gian bị viêm nang lông, nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như đậu phộng, trứng, hải sản…
  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố dễ gây kích ứng da, chẳng hạn như chất tẩy rửa mạnh, hóa mỹ phẩm, xà phòng, mạt bụi, phấn hoa, nấm mốc, lông thú…
  • Trước khi sử dụng các sản phẩm làm sạch, chăm sóc da hay dưỡng ẩm, nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được tư vấn, đặc biệt trong thời kỳ thai kỳ nhạy cảm.

Bà bầu bị viêm nang lông nên uống nhiều nước để chăm sóc làn da từ bên trong

Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ giúp các bạn hiểu hơn về tình trạng bà bầu bị viêm nang lông. Mặc dù đây là tình trạng lành tính không gây nguy hiểm, nhưng vẫn đòi hỏi sự cẩn trọng từ phụ nữ mang thai. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai kỳ, nên lựa chọn giải pháp điều trị phù hợp, tốt nhất là nên tìm đến sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa.

Rate this post