Có nên chườm nóng bụng sau khi sinh hay không?

Sau quá trình mang thai và sinh nở, bất cứ người phụ nữ nào cũng mong muốn lấy lại vóc dáng thon gọn một cách nhanh chóng. Tuy nhiên việc làm cách nào để về dáng nhanh thì có rất nhiều cách, trong đó có chườm nóng bụng sau sinh. Sau đây, hãy cùng giải đáp xem phương pháp chườm nóng bụng có tốt cho phụ nữ sau sinh không nhé.

Sau sinh chườm nóng bụng sau sinh mổ có tốt không?

Khi bước vào giai đoạn mang thai, cùng với sự phát triển, lớn lên từng ngày của thai nhi thì phần da bụng của người phụ nữ cũng dần giãn ra, mở rộng hơn để bao bọc và bảo vệ vùng bụng. Nếu lúc này, làn da không được chăm sóc và hỗ trợ tốt thì tình trạng rạn da rất dễ xảy ra, khiến chị em phụ nữ không khỏi tự ti, lo lắng.

Bản chất của việc hình thành các vết rạn trên da là khi da giãn nở để chứa được thai nhi trong bụng thì các mô dưới da không kịp giãn ra, nguyên nhân có thể do độ ẩm không đủ, da đàn hồi không tốt,… dẫn đến những mô này bị xé rách và để lại những vết sẹo được gọi là rạn da. Khi mới hình thành, những vết rạn này có màu đỏ hồng nhưng sau một thời gian, màu sắc sẽ dần hòa cùng với màu da tự nhiên nên khó thấy hơn.

Trên thực tế thì những vết rạn da một khi đã hình thành thì rất khó có thể làm mất đi hoàn toàn, tốt nhất là chỉ làm mờ, da đều màu hơn nên không thấy rõ vết rạn mà thôi. Theo các chuyên gia thì giảm cân sau sinh, tập luyện cơ bụng săn chắc thì cũng không có khả năng làm biến mất rạn da hoàn toàn.

Tuy thực tế là vậy nhưng nhiều sản phụ vẫn lựa chọn những phương pháp khác nhau với hy vọng có thể xóa tan các vết rạn trên bụng này, sử dụng kem trị rạn da, mát xa hay chườm nóng bụng đều là cách làm phổ biến. Vậy có nên chườm nóng bụng sau sinh không?

Có nên chườm nóng bụng sau sinh không? Vì sao?

Theo lý giải của chuyên gia về sản khoa cho biết, việc có nên chườm nóng bụng sau khi sinh không có câu trả lời là không bạn nhé. Lý do là vì sau quá trình sinh nở, thai nhi được đưa ra ngoài và khi này, cơ chế tự nhiên của tử cung là co lại để cầm máu và dần hồi phục sau quá trình mang thai.

Ban đầu, trước khi mang thai, kích thước của tử cung là khoảng 3 – 4 ngón tay nhưng khi chứa đựng thai nhi lớn dần từng ngày, tử cung đã phải giãn nở hơn rất nhiều lần so với kích thước ban đầu, do vậy mà sau khi sinh xong, tử cung cần co lại để cầm máu, nếu không sẽ dẫn đến hiện tượng chảy máu trong, băng huyết ở sản phụ.

Ngay sau khi sinh, tử cung co lại nhanh đến ngang rốn và sau mỗi ngày, kích thước lại nhỏ đi khoảng 1cm và dần dần đến khi nhỏ lại xuống dưới phần xương vệ, trở về với kích thước gần giống ban đầu. Quãng thời gian này rơi vào khoảng 2 tuần sau sinh và theo nghiên cứu, thống kê thì sau sinh tầm 6 tuần, bộ phận sinh dục sẽ trở lại trạng thái bình thường.

Vậy thì có nên chườm nóng bụng sau khi sinh không? Hiện nay, rất nhiều chị em phụ nữ sau sinh sử dụng phương pháp chườm nước nóng bụng sau sinh để làm giảm đau, thon gọn bụng cũng như giảm rạn da, tuy nhiên đây lại là điều mà nhiều bác sĩ phụ sản không đồng tình.

Vì khi này, tử cung đang trong quá trình co lại một cách tự nhiên nên nếu chườm nóng bụng, nhiệt độ không chỉ làm các mạch máu giãn nở mà các cơ tử cung cũng không co lại được, thay vào đó là giãn ra, dẫn đến hiện tượng xuất huyết, chảy máu vô cùng nguy hiểm. Tình huống này gọi là băng huyết. Nếu sau khi được bác sĩ cấp cứu mà tử cung vẫn không tự co lại cầm máu được thì buộc lòng, để giữ tính mạng cho sản phụ, bác sĩ buộc phải tiến hành cắt bỏ tử cung.

Chườm nóng sau sinh khi nào thích hợp?

Theo bác sĩ khuyến cáo, nếu mẹ bầu sau sinh muốn chườm nóng bụng hay quấn nịt thảo dược thì thời điểm thích hợp là sau ít nhất 6 tuần kể từ khi sinh xong nhé. Vì đây là thời gian mà tử cung đã co lại tương đối, hạn chế tối đa nhiệt độ cao làm ảnh hưởng quá trình co lại tự nhiên này.

Sản phụ không nên nóng vội mà thực hiện chườm nóng bụng quá sớm nhé và cần lưu ý phương pháp thiên nhiên, truyền thống thường không đem đến hiệu quả tức thì, cần kiên trì một thời gian và không nên quá lạm dụng.

Bên cạnh đó, khoảng thời gian bắt đầu lấy lại vóc dáng ở bà bầu sau sinh không phải ai cũng giống nhau do nhiều yếu tố tác động như chế độ ăn uống, cơ địa, tình trạng sức khỏe, tốc độ phục hồi,… nên để tốt nhất, bạn nên liên hệ đến bác sĩ theo dõi thai kỳ và đỡ đẻ cho mình để xin ý kiến tư vấn nhé.

Khi chườm nóng bụng sau sinh cần lưu ý gì?

Theo kinh nghiệm dân gian thì phương pháp chườm nóng bụng sau sinh đem đến hiệu quả làm săn chắc, thon gọn vòng 2 rất hiệu quả. Tuy nhiên khi muốn thực hiện, mẹ bỉm cần chú ý đến những điều sau đây:

  • Khi chườm nóng bụng cần chọn loại muối có độ sạch và tinh khiết cao để hạn chế tối đa nhiễm khuẩn hay dị ứng không đáng có.
  • Nếu có vết thương, đặc biệt là vết thương hở thì tuyệt đối không nên chườm nóng bụng vì có thể dẫn đến tình huống xấu, cảm giác nóng rát chỗ vết thương và có khả năng gây nhiễm trùng vết mổ, vết thương vô cùng nguy hiểm. Vì vậy với những mẹ bầu sinh mổ, cần cẩn trọng kiểm tra độ hồi phục của vết thương trước khi thực hiện chườm.
  • Cần chú ý nhiệt độ khi chườm nóng bụng, không để muối chườm ở nhiệt độ quá cao dẫn đến nguy cơ bỏng da, phồng rộp, ửng đỏ vùng bụng.
  • Khi thực hiện chườm nóng bụng, sản phụ cũng nên quấn một lớp khăn bông dày, sạch để tránh trường hợp rủi ro xảy ra.

Câu hỏi có nên chườm nóng bụng sau sinh không đã vừa được giải đáp qua những chia sẻ trên đây, hy vọng đã giúp bạn có câu trả lời thích hợp nhất. Ngoài chườm nóng bụng thì vẫn còn rất nhiều cách lấy lại vóc dáng khác mà mẹ bầu không nên bỏ qua như chế độ ăn uống phù hợp, tập luyện nhẹ nhàng, giảm thức ăn dầu mỡ, giảm đường,…

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Rate this post