Nguyên nhân hình thành mụn đầu đen thường là do lỗ chân lông bị bít lại bởi dầu, các tế bào da chết và vi khuẩn. Khi nhân mụn hình thành và tiếp xúc với không khí sẽ chuyển thành màu đen. Không giống các loại mụn khác, mụn đầu đen thường ở trên da rất lâu, đó chính là lý do nhiều người muốn nặn mụn đầu đen để sớm loại bỏ tình trạng mụn trên da. Tuy nhiên những lý do sau đây khiến bạn cân nhắc có nên nặn mụn đầu đen không?
1.1 Nặn mụn đầu đen không điều trị được tận gốc
Bản chất mụn đầu đen khá đàn hồi và khó loại bỏ, vì thế việc nặn mụn đầu đen chỉ là giải pháp tạm thời và không điều trị được tận gốc. Nếu bạn nặn mụn đầu đen bằng tay có thể vô tình kéo giãn lỗ chân lông, khiến lỗ chân lông bị to ra. Từ đó làm tình trạng da trở lên kém thẩm mỹ hơn.
1.2 Dầu và vi khuẩn là nguyên nhân chính gây mụn đầu đen
Việc bạn nặn mụn đầu đen sẽ làm vi khuẩn có nguy cơ phát triển mạnh sang các vùng da khác, vì thế càng làm cho da dễ hình thành các sẩn mụn, mụn khác. Bên cạnh đó cũng làm tăng nguy cơ hình thành sẹo trên da.
Vì thế, trước khi có ý định nặn mụn đầu đen, bạn hãy cân nhắc thật kỹ, tránh việc làm da bị tổn thương trong quá trình điều trị mụn.
1.3 Nặn mụn gây kích ứng da
Việc làn da bị tác động khi nặn sẽ khiến da trở nên kích ứng và thậm chí là gây viêm những vùng da có mụn. Trong một vài trường hợp, các mô xung quanh mụn đầu đen cũng có thể phát triển thêm các đốm đen do tăng sắc tố sau viêm. Điều này khiến da bạn càng trở lên tồi tệ hơn.
Vì thế, nếu bạn còn thắc mắc có nên nặn mụn đầu đen không thì câu trả lời chắc chắn là không.