Mụn nước ở môi là một nhóm mụn nước có chứa dịch, thường xuất hiện xung quanh môi, đôi khi ở dưới mũi hoặc quanh cằm. Mụn rộp ở môi có thể do virus herpes gây ra, một khi bạn đã bị virus tấn công, chúng sẽ ở trong cơ thể và gây ra mụn nước trên môi của bạn.
Biểu hiện mụn nước ở môi
Hầu hết những người bị nhiễm virus herpes trên môi không có triệu chứng ngay lập tức và có thể truyền virus cho người khác, cho dù có hoặc không bị phồng rộp da. Dưới đây là một số giai đoạn người bị nổi mụn nước trải qua.
- Ngứa và châm chích: Cảm giác ngứa ran trên môi và quanh miệng trong 1 hoặc 2 ngày trước khi mụn nước nổi lên.
- Nổi mụn nước: Các vết phồng rộp thường mọc dọc theo mép môi, ngoài ra mụn nó có thể mọc trên mũi hoặc gò má.
- Có dịch chảy ra và đóng vảy: Các vết phồng rộp có thể vỡ ra, để lại vết thương hở nông, rỉ dịch và đóng vảy.
Các triệu chứng của mụn rộp môi có thể khác nhau tùy thuộc vào việc bạn bị nhiễm trùng lần đầu tiên hay tái phát. Nếu bị mụn nước ở môi lần đầu bạn có thể gặp các triệu chứng như sốt, nhức đầu, đau cơ, sưng hạch bạch huyết.
Trẻ em dưới 5 tuổi vẫn có thể bị nổi mụn nước trên môi, thậm chí trong miệng. Ở trẻ nhỏ, virus có thể lây lan sang những nơi khác trên cơ thể, chẳng hạn như ngón tay hoặc vùng xung quanh mắt.
Nguyên nhân bị mụn nước ở môi
Trên thực tế, việc xuất hiện những nốt mụn nước khó chịu trên môi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bên cạnh tác dụng về mặt thẩm mỹ, những mụn nước này còn gây cảm giác khó chịu. Nhìn chung, nổi mụn nước ở môi có thể do các bệnh lý hoặc nguyên nhân khách quan sau:
Nhiệt miệng
Nhiệt miệng là vấn đề mà ai cũng có thể gặp phải, bệnh lý này là một dạng viêm nhiễm, biểu hiện thường thấy là các vết loét nhỏ trên niêm mạc miệng. Khi bị lở miệng, bạn thường có thể sờ thấy những mụn nước nhỏ xuất hiện trong miệng, đôi khi chúng cũng có thể xuất hiện trên môi khi vỡ ra tạo nên những vết loét gây đau rát. Nhiệt miệng xảy ra khi bị nóng trong người, ăn nhiều thức ăn cay hoặc do ảnh hưởng của vi khuẩn, virus răng miệng hoặc thiếu hụt thể chất.
Dị ứng son
Đối với chị em phụ nữ thì việc sử dụng son môi là điều bình thường, tuy nhiên nếu không lựa chọn cẩn thận, nhiều loại son có thể gây dị ứng. Đây cũng sẽ là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng nổi mụn nước ở môi. Ngoài ra môi có thể cũng bị thâm, sưng, viêm, khô, nứt nẻ,…
Dị ứng son môi tuy không phải là vấn đề nghiêm trọng nhưng nếu để tình trạng dị ứng quá lâu mà không được can thiệp, môi của bạn có thể gặp nhiều biến chứng như biến dạng, sưng tấy, bội nhiễm,….
Phun xăm môi không an toàn
Ngoài tình trạng dị ứng son môi, việc xăm môi kém chất lượng ở những nơi không đảm bảo vệ sinh còn có thể gây ra nhiều biến chứng bất thường. Lúc này môi của bạn có thể bị nhiễm trùng, gây mụn nước hoặc nặng hơn là sưng tấy, để lại sẹo và nhiều yếu tố kém thẩm mỹ.
Mụn rộp môi
Mụn rộp môi hay còn gọi bệnh Herpes là tập hợp các mụn nước nhỏ thường xuất hiện thành từng mảng trên hoặc xung quanh môi. Các mụn nước trên môi trong trường hợp này là do nhiễm virus herpes simplex (HSV).
Nổi mụn nước ở môicũng gây ngứa và cảm giác nóng rát khi chúng vỡ ra. Tuy nhiên, nếu sức đề kháng của cơ thể yếu, bệnh này có thể tái phát nhiều lần và ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt.
Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng mụn nước ở môi cũng thường gặp ở các bệnh trẻ em như chốc lở, tay chân miệng,… Mụn nước xuất hiện thì không được chủ quan mà nên đi khám để biết chính xác nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời.
Làm gì khi nổi mụn nước ở môi
Các chuyên gia cho biết để giúp giảm mụn rộp bạn có thể thử:
- Docosanol: Đây là một loại thuốc bôi môi khi bị mụn rộp mà không cần kê đơn. Thuốc nên bôi thường xuyên để giảm nguy cơ lây lan trong vài giờ hoặc một ngày.
- Các loại thuốc trị mụn rộp khác: Một số loại thuốc không kê đơn có thể làm khô như cồn.
- Chườm lạnh: Chườm đá hoặc dùng khăn nhúng nước lạnh để lau vùng mụn rộp sẽ giúp giảm các triệu chứng mụn rộp.
Nổi mụn nước ở môicó thể tự khỏi khi được chăm sóc cẩn thận tại nhà mà không cần điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên, hãy đến gặp bác sĩ nếu: Hệ miễn dịch suy yếu, mụn rộp không có dấu hiệu cải thiện trong vòng 2 tuần. Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, mụn rộp tái phát thường xuyên, ngứa mắt do bệnh. Nếu không sớm gặp bác sĩ, bạn có thể bỏ lỡ thời điểm tốt để điều trị hiệu quả.
Các biện pháp phòng ngừa mụn nước ở môi
Một số biện pháp phòng ngừa tình trạng nổi mụn nước ở môi:
- Tránh để tiếp xúc với vùng da mụn, dịch tiết từ mụn của người khác vì virus này dễ lây lan nhất khi tiếp xúc với dịch tiết trong mụn nước.
- Cẩn thận khi chạm vào các bộ phận khác trên cơ thể. Mắt và bộ phận sinh dục là hai vùng dễ bị tổn thương nhất bởi với virus.
- Không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác. Vì khi bạn tiếp xúc với vùng da bị mụn rộp, các yếu tố này sẽ đóng vai trò là vật trung gian giúp lây lan virus.
- Luôn giữ tay sạch sẽ. Nếu bạn bị mụn rộp, hãy rửa tay thật sạch và cẩn thận trước khi chạm vào người khác hoặc các vùng khác trên cơ thể.
Khi nổi mụn nước ở môi, bên cạnh áp dụng các biện pháp tại nhà, nếu có bất kỳ dấu hiệu đau nhức dữ dội, vùng mụn lở loét thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Các bác sĩ có chuyên môn sẽ cho bạn lời khuyên về điều trị và chăm sóc hiệu quả nhất.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp