Chân tóc có mụn mủ là bệnh gì?

Các chiến lược sau có thể giúp ngăn ngừa viêm nang lông da đầu:

  • Vệ sinh cơ thể hằng ngày, gội đầu thường xuyên;
  • Xả sạch các sản phẩm tạo kiểu tóc ngay sau khi dùng;
  • Hạn chế đội mũ trùm hay mũ bảo hiểm kém vệ sinh trong thời gian dài;
  • Tránh cạo đầu bằng dao cạo cùn xỉn màu hoặc không vệ sinh;
  • Không nên tắm gội với nguồn nước không được xử lý không đúng cách.

Ngoài ra, để giúp giảm nguy cơ viêm nang lông trên da đầu nói riêng cũng như các vùng khác trên cơ thể nói chung, người bệnh nên điều trị các tình trạng cơ bản của mình, cụ thể là:

  • Những người có tình trạng bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, HIV hoặc đái tháo đường, nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được điều trị phòng ngừa nhiễm trùng hay nâng cao sức đề kháng.
  • Những người có tiền sử sử dụng kháng sinh tại chỗ lâu dài nên xem xét các lựa chọn điều trị thay thế khác.

Một số bệnh nhân thường lo lắng viêm nang lông có lây không. Thật sự bệnh viêm nang lông da đầu nếu do yếu tố cơ địa thì thường không lây. Tuy nhiên, các tác nhân lây nhiễm, chẳng hạn như vi khuẩn và nấm có thể khiến viêm nang lông da đầu dễ lây lan nếu có các hành vi nguy cơ như dùng chung dao cạo râu, khăn tắm, bàn chải tóc và các sản phẩm vệ sinh cá nhân khác.

Tóm lại, viêm nang lông da đầu với biểu hiện thường gặp là chân tóc có mụn mủ có thể gây khó chịu và đau đớn cho người mắc phải. May mắn là một số phương pháp điều trị đơn giản tại nhà không kê đơn có thể giúp làm giảm các triệu chứng. Tuy nhiên, nếu một người có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn làm suy giảm hệ thống miễn dịch, nguy cơ bệnh sẽ lan rộng hay trở nên nặng nề hơn và khó kiểm soát. Theo đó, cần thăm khám tại chuyên khoa da liễu để được tìm nguyên nhân và tích cực kiểm soát tình trạng viêm nang lông ở da đầu.

Rate this post