Khô da nứt nẻ đầu ngón tay xử lý thế nào?

Nguyên nhân khiến bạn bị khô da nứt nẻ đầu ngón tay có rất nhiều và bạn cần xác định được nguyên nhân chính của hiện tượng này, từ đó có phương án điều trị, ngăn ngừa hiệu quả, triệt để hơn.

Bong tróc, nứt nẻ đầu ngón tay là hiện tượng gì?

Khô da nứt nẻ đầu ngón tay là tình trạng phần da ở đầu mỗi ngón tay có dấu hiệu bong tróc thành từng mảng da như da chết hay có những vảy trắng trên đầu ngón tay. Thậm chí có không ít trường hợp đầu ngón tay bị nứt nẻ dẫn đến chảy máu.

Nguyên nhân dẫn đến khô da nứt nẻ đầu ngón tay

Lý do khiến tình trạng da khô nứt đầu ngón tay xuất hiện, bong tróc có khá nhiều, bao gồm cả nguyên nhân do cách chăm sóc lẫn do bệnh lý về da.

Khô da nứt nẻ đầu ngón tay do chăm sóc sai cách

Da khô: Tay mấy đi độ ẩm cần thiết dẫn đến khô căng, bong tróc. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng khô da nứt nẻ đầu ngón tay. Còn vid sao da tay khô thì có thể là tác động của thời tiết hanh khô, nóng bức, chế độ chăm sóc không dưỡng ẩm da đủ,… Ngoài làm đầu ngón tay bong tróc, tình trạng khô da còn là nguyên nhân khiến cho da tay, da chân,… bị xỉn màu, thiếu ẩm, nhăn nheo,…

Rửa tay thường xuyên: Những người có tính chất công việc hoặc cần rửa tay thường xuyên, tay tiếp xúc với nước liên tục và hóa chất tẩy rửa có thể làm khô da nứt nẻ đầu ngón tay. Việc làm này khiến cho độ ẩm tự nhiên trên tay bị cuốn trôi, dẫn đến tình trạng khô căng, bong tróc khó chịu.

Tiếp xúc hóa chất thường xuyên: Đôi bàn tay cần làm nhiều việc và khi tiếp xúc nhiều với hóa chất như nước rửa chén, lau sàn, nước tẩy rửa,… mà không sử dụng bao tay sẽ làm lớp ẩm trên da bị phá hủy, đồng thời còn khiến cho làn da chịu nhiều tổn thương.

Ánh nắng mặt trời: Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên có thể làm da bị cháy nắng, mẩn đỏ, da nhạy cảm và khô hơn, thậm chí có thể gây bong tróc và lột da. Tình trạng da cháy nắng có thể tự phục hồi sau một thời gian nhưng bạn vẫn nên thoa kem chống nắng cho cả da tay mỗi khi ra ngoài nhé.

Ảnh hưởng của thời tiết: Như bạn đã biết, khô khí hanh khô và thời tiết lạnh có thể làm da tay khô hơn, nứt nẻ và bong tróc nhiều khi không được dưỡng ẩm đầy đủ. Trường hợp khô da nứt nẻ đầu ngón tay thường xảy ra ở trẻ em, người có làn da khô bẩm sinh hay làm việc trong môi trường nhiệt độ thấp. Để hạn chế, vào mùa đông, bạn cần chú ý dưỡng ẩm nhiều hơn cho da với kem dưỡng chuyên dụng, dầu dưỡng da hoặc sản phẩm có độ ẩm cao.

Bệnh da liễu dẫn đến khô da nứt nẻ đầu ngón tay

Nấm da: Khi da nhiễm nấm cũng có biểu hiện da khô, nứt nẻ, khô da đầu ngón tay, bong tróc như khi thiếu ẩm bình thường. Hiện tượng này thường đi kèm với triệu chứng như ngứa ngáy, nóng rát, khó chịu, nhất là khi cầm đồ vật hay chạm vào các đầu ngón tay. Xung quanh những vùng da nứt nẻ có thể xuất hiện thêm dấu đỏ. Để điều trị vấn đề này, bạn có thể sử dụng thuốc trị nấm theo chỉ định của bác sĩ da liễu.

Da tay khô bong tróc do thiếu hụt vitamin: Tình trạng cơ thể thiếu hay thừa lượng vitamin cần thiết cũng dẫn đến hiện tượng khô da nứt nẻ đầu ngón tay. Khi này, bạn có thể điều chỉnh lại chế độ ăn hàng ngày khoa học, cân bằng hơn, bổ sung thêm vitamin B3 và kiểm soát lượng vitamin A và theo dõi tình trạng da nhé.

Chàm da: Bệnh còn có tên gọi khác là viêm da cơ địa, triệu chứng thường gặp nhất là da tay khô, bong tróc. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này có thể là do tiếp xúc nhiều với hóa chất có hại, da bị nhiễm khuẩn hoặc do yếu tố di truyền.

Cách cải thiện tình trạng khô da nứt nẻ đầu ngón tay

Khi đã tìm được nguyên nhân khiến da tay khô, bong tróc, bạn cần điều chỉnh một số thói quen hàng ngày và cung cấp thêm độ ẩm cho da, giảm và ngăn ngừa khô da nứt nẻ.

Dùng lô hội làm mềm da: Gọt vỏ lá lô hội, xay nhuyễn cùng với viên vitamin E và đắp lên tay, đeo thêm găng tay bọc ngoài để da hấp thụ tốt hơn nữa. Đây là cách chữa da tay khô nứt nẻ, giúp làm mềm và dịu da tay tức thì rất hiệu quả đấy.

Ủ dầu dừa: Dầu dừa là nguyên liệu dễ tìm, dễ dùng và giúp dưỡng ẩm rất tốt. Bạn dùng dầu dừa bôi đều lên toàn bộ bàn tay, tập trung nhiều ở các đầu ngón tay và massage nhẹ nhàng cho thấm. Ngoài dầu dừa, bạn cũng có thể dùng dầu oliu, dầu hạnh nhân,… đều có công dụng rất tốt trong dưỡng da đấy nhé. Ủ dầu dừa cũng là cách chữa da tay khô nứt nẻ vào mùa đông được nhiều người lựa chọn bởi nguyên liệu dễ tìm và dễ thực hiện tại nhà.

Dưỡng da tay bằng mật ong: Mật ong vừa là loại mặt nạ thiên nhiên, vừa là kem dưỡng ẩm hoàn toàn tự nhiên, cấp ẩm tốt, ngăn tình trạng da mất nước, kháng viêm chống khuẩn nên thích hợp cho cả trường hợp khô da nứt nẻ đầu ngón tay do bệnh lý da liễu. Mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn xoa đều, massage nhẹ nhàng 1 thìa mật ong lên 2 bàn tay, chú ý các đầu ngón tay. Kiên trì làm mỗi ngày sẽ có hiệu quả đáng kể.

Một số cách cải thiện khô da nứt nẻ đầu ngón tay lâu dài:

  • Bổ sung đủ lượng nước mà cơ thể cần, ít nhất là 2 lít nước/ngày và uống nước cả khi bạn không cảm thấy khát.
  • Chế độ ăn nên tăng cường và đa dạng loại vitamin bằng cách đổi nhiều loại rau củ với màu sắc khác nhau, có thể kể đến như ớt chuông, bắp cải tím, cải cầu vồng,…
  • Đeo găng tay khi tiếp xúc với không khí lạnh hoặc khi chạm nước, hóa chất nhiều.
  • Chọn được loại kem dưỡng ẩm như Kem dưỡng ẩm Kutieskin, Vaseline dâu,… sao cho phù hợp với tình trạng da và có độ ẩm cao, dưỡng ẩm dài lâu.
  • Mỗi khi ra ngoài cần thoa kem chống nắng cho tay để tránh tác hại của tia UV lên da khiến da lão hóa sớm, nhăn nheo, thô ráp.

Chứng khô da nứt nẻ đầu ngón tay có nhiều nguyên nhân gây ra và cũng có nhiều cách để cải thiện ngay tại nhà. Khi nhận thấy tình trạng khô da ngày một nặng, da tay khô nứt nẻ chảy máu, kèm theo nhiều dấu hiệu đáng nghi khác, bạn nên đến bác sĩ da liễu để được khám và tư vấn rõ hơn cách điều trị nhé.

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Rate this post