Như đã đề cập ở trên, cồn béo và cồn khô đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Nếu như cồn béo được đánh giá cao và đem lại nhiều lợi ích hơn thì cồn khô cần cân nhắc khi sử dụng. Nhưng cồn khô chưa hẳn đã xấu nếu như được sử dụng với nồng độ an toàn (dưới 5%). Ở nồng độ thấp, cồn khô sẽ bay hơi nhanh và không kịp thẩm thấu vào da.
Một số công dụng của cồn có thể kể đến trong mỹ phẩm như:
- Giúp làm mềm, dịu da,
- Duy trì độ ẩm cho da mịn màng.
- Tuy nhiên, thành phần này cũng dễ gây tắc, bít lỗ chân lông nên không được khuyến khích đối với da mụn, da dầu hoặc hỗn hợp.
- Cồn khô tốt cho da nhờn vì giúp hạn chế tiết dầu.
- Cồn khô có trong nhiều loại toner, kem chống nắng giúp giảm bóng dầu, đem lại sự khô thoáng cho da.
- Trong nhiều loại kem dưỡng ẩm, kem cạo râu cũng sử dụng cồn khô nhằm làm sạch da và không làm bít lỗ chân lông.
- Giúp retinol và vitamin C hấp thụ vào da hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều hãng mỹ phẩm không ghi chính xác thành phần cồn trên bao bì. Để biết cồn trong mỹ phẩm có lợi hay gây hại cho da, hãy dựa vào thứ tự giới thiệu thành phần.
Nếu các loại cồn khô xuất hiện trong 6 thành phần đầu tiên có nghĩa là chúng chứa tỷ trọng khá lớn. Đặc biệt, nếu cồn khô được liệt kê đầu tiên có nghĩa là sản phẩm có nồng độ cồn này rất cao dễ gây phá huỷ collagen. Tốt nhất bạn nên tránh xa hoặc hạn chế sử dụng.
Dù vậy, nếu sản phẩm có bổ sung chất dưỡng ẩm thì vẫn có thể yên tâm sử dụng vì nhà sản xuất đã chú ý để thành phần này không ảnh hưởng đến da. Tốt nhất, chúng ta vẫn nên mua và sử dụng sản phẩm với thành phần cồn khô liệt kê phía cuối. Da nhạy cảm nên dùng mỹ phẩm không cồn (alcohol-free).