Da nổi đốm nâu không ngứa là do nguyên nhân nào?

Da nổi đốm nâu không ngứa là do nguyên nhân nào?

Có nhiều nguyên nhân khiến nổi đốm nâu trên da không ngứa tại vị trí mặt, chân, tay hoặc các bộ phận khác trên cơ thể. Các đốm nâu có kích thước và màu sắc khác nhau. Mặc dù tình trạng này không gây nguy hại về sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cho da. Hãy tìm hiểu về hiện tượng da nổi đốm nâu không ngứa trong bài viết sau.

Tác nhân gây da nổi đốm nâu không ngứa

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng da nổi đốm nâu không ngứa gồm:

Tiếp xúc với tia cực tím

Nếu bạn không có bảo vệ da đúng cách khi da tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với tia cực tím trong ánh nắng mặt trời, có khả năng dẫn đến rối loạn sắc tố da hoặc tổn thương da, từ đó hình thành các đốm nâu, không ngứa. Tình trạng da sẫm màu do tiếp xúc tia cực tím có thể xảy ra ở mặt, vai, mu bàn tay, cánh tay,…

Thay đổi nội tiết tố

Một số trường hợp nổi đốm nâu trên da không ngứa xảy ra phổ biến ở nữ giới, nhất là phụ nữ mang thai và cho con bú, tiền mãn kinh. Trong chu kỳ kinh nguyệt, nội tiết tố thay đổi làm da tăng sắc tố, hình thành đốm nâu không ngứa ở hai bên má, mặt hoặc ở chân, bụng.

Da nổi đốm nâu không ngứa là do nguyên nhân nào? 1Tình trạng da nổi đốm nâu không ngứa có thể là nám, tàn nhang xảy ra phổ biến ở nữ giới

Viêm da cấp tính

Tình trạng thay đổi sắc tố da do bị viêm da cấp tính (liên quan đến tình trạng vảy nến, nổi mụn trứng cá, chàm lâu ngày) có thể dẫn đến các đốm nâu bất thường, không ngứa.

Do tác dụng phụ của thuốc

Khi người bệnh dùng một số loại thuốc chống viêm steroid, chống loạn thần, chống trầm cảm, chống co giật hay Tetracyclin sẽ gặp tác dụng phụ là làm tăng sản xuất hợp chất melanin trên da, khiến da bị sạm, xuất hiện các đốm màu nâu, không ngứa, không đau.

Ung thư da

Triệu chứng da nổi đốm nâu không ngứa xuất hiện có thể do những trường hợp ung thư da tế bào gai, tế bào đáy hoặc bệnh hắc tố da. Với trường hợp ung thư, đốm nâu trên da không biến mất mà có thể xuất hiện nhiều hơn.

Một số nguyên nhân khác

Những nguyên nhân khác có thể gây hiện tượng da nổi đốm nâu không ngứa gồm:

  • Tuổi tác: Sau 40 tuổi, da mất đi tính đàn hồi, làm giảm sản xuất melanin và khiến da dễ bị tổn thương dẫn đến sạm da, xuất hiện đốm nâu.
  • Di truyền: Những gia đình có người thân bị đốm nâu trên da sẽ có nguy cơ di truyền cho các thế hệ sau.

Phân biệt đốm nâu với tình trạng viêm da khác

Bạn có thể tự phân biệt đốm nâu với tình trạng nám da và tàn nhang bằng mắt thường. Ngoài ra, bạn có thể phân biệt các tình trạng này dựa vào vị trí, kích thước của đốm nâu hay nguyên nhân gây bệnh:

Vị trí xuất hiện đốm nâu

Đốm nâu: Có thể xuất hiện ngẫu nhiên ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể như mặt, trên da tay chân, trên da bụng, trên da lưng hay các vị trí khác.

Da nổi đốm nâu không ngứa là do nguyên nhân nào? 2Các đốm nâu thường chỉ có kích thước nhỏ như đầu đũa

Nám da: Chỉ xuất hiện ở những vùng da hở trên khuôn mặt như trán, má, môi trên, cằm và thường mọc đối xứng hai bên.

Tàn nhang: Các đốm tàn nhang cũng thường xuyên xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc nhiều với tia cực tím.

Kích thước tổn thương

Đốm nâu: Có kích thước nhỏ như đầu đũa.

Nám da: Có kích thước rộng hơn và theo thời gian có khả năng lan rộng hơn.

Tàn nhang: Có kích thước rất nhỏ, vài mm.

Nguyên nhân gây tổn thương

Đốm nâu: Xuất hiện trên da tay, da chân thường do tiếp xúc với tia UV trong ánh sáng mặt trời. Sự tác động của hiện tượng này khiến cho tế bào melanocyte tăng sản xuất melanin, tạo thành các đốm nâu trên da.

Nám da: Do các nguyên nhân liên quan đến nội tiết tố, do ánh sáng mặt trời khiến tình trạng nặng, khó kiểm soát, khó điều trị hơn. Các yếu tố có thể gây nám da như sau:

  • Da bị lão hóa;
  • Thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ mang thai, sinh con, dùng thuốc tránh thai;
  • Các bệnh về nội tiết như tuyến giáp, buồng trứng;
  • Stress hay trầm cảm kéo dài;
  • Da bị nhiễm độc do sử dụng mỹ phẩm có nhiều chì, thủy ngân;
  • Do cơ địa bẩm sinh.

Cải thiện tình trạng da nổi đốm nâu không ngứa

Hiện nay, có hai phương pháp điều trị nổi đốm nâu trên da không ngứa là:

Sử dụng công nghệ

Những kỹ thuật đang được áp dụng để khắc phục hiện tượng da sẫm màu bao gồm:

  • Sử dụng công nghệ laser: Có tác dụng hạn chế sự sản xuất melanin trên da giúp lấy lại màu sắc tự nhiên của da. Tuy nhiên, cần phải có sự kiểm tra kỹ lưỡng của chuyên gia về tình trạng da trước khi thực hiện kỹ thuật laser.
  • Mài mòn da: Có tác dụng loại bỏ các đốm nâu trên da nhưng lại có nguy cơ để lại sẹo hoặc tổn thương da nên phương pháp này không được khuyến khích.
  • Sử dụng hóa chất hoặc acid: Có tác dụng loại bỏ phần da sạm màu, bị tổn thương và thay thế bằng các tế bào da mới.
  • Phương pháp sử dụng Nitơ lỏng: Có tác dụng loại bỏ một số đốm nâu trên da. Tuy nhiên, phương pháp này không loại bỏ hoàn toàn tất cả các loại đốm nâu và có thể gây viêm, sưng, đau.

Sử dụng phương pháp tự nhiên

Ưu điểm của phương pháp tự nhiên điều trị các đốm nâu trên da là đảm bảo độ an toàn, ít tác dụng phụ nên được ưu tiên lựa chọn.

Người bệnh có thể sử dụng nước cốt chanh, nước ép dưa chuột, củ hành, nha đam hoặc dùng viên vitamin E bôi lên vùng da tổn thương sẽ giúp da đều màu, sáng tự nhiên và mịn màng hơn.

Dùng các sản phẩm đặc trị chứa thành phần retinoid, vitamin, acid α hydro sẽ giúp ngăn ngừa quá trình sản xuất quá mức melanin, cải thiện các tổn thương da hiệu quả, chống oxy hóa, làm mờ các đốm nâu.

Dùng các loại sữa tắm làm trắng da, hỗ trợ làm mờ các đốm nâu, cải thiện tình trạng sạm màu da

Massage thường xuyên giúp lưu thông các mạch máu dưới da dễ dàng, làm mờ các đốm nâu trên da, thúc đẩy hình thành tế bào mới.

Da nổi đốm nâu không ngứa là do nguyên nhân nào? 3Dùng viên vitamin E bôi lên vùng da nổi đốm màu nâu sẽ giúp da sáng tự nhiên, đều màu

Chăm sóc da đúng cách hỗ trợ điều trị hiệu quả

Ngoài những phương pháp điều trị đốm nâu trên da kể trên, bạn cũng cần chú ý bảo vệ da đúng cách:

  • Để hạn chế da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nên che chắn kỹ và bôi kem chống nắng thường xuyên.
  • Tránh lạm dụng các loại mỹ phẩm chăm sóc da, nếu sử dụng cần chọn sản phẩm chất lượng, có chứa thành phần thích hợp, an toàn với làn da.
  • Chăm sóc da đúng cách và thường xuyên mỗi ngày, đặc biệt trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tối ưu.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và luyện tập đều đặn, duy trì lối sống lành mạnh, giảm stress để tăng sức đề kháng cho da.
Da nổi đốm nâu không ngứa là do nguyên nhân nào? 4Chăm sóc da đúng cách và đều đặn mỗi ngày, nhất là trước khi đi ngủ

Phần lớn trường hợp da nổi đốm nâu không ngứa ít gây nguy hiểm nhưng lại làm mất thẩm mỹ khiến nhiều người tự ti khi giao tiếp. Tuy nhiên, khi đốm nâu trên da thường xuyên thay đổi kích thước, màu sắc, hình dạng hoặc xuất hiện nhiều thì bạn cần khám da liễu để có hướng xử lý đúng cách.

Xem thêm:

Tay nổi đốm nâu như đồi mồi có nguy hiểm không?

Tăng sắc tố da ở tay là do những nguyên nhân nào?

Rate this post