Các cách chữa cháy nắng an toàn

Đối với người lớn, bạn có thể tham khảo cách chữa da bị cháy nắng sau:

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Làm mát da bằng nước sạch từ vòi hoa sen, trong bồn tắm hoặc khăn ẩm.
  • Thoa hoặc xịt kem dịu da có thành phần lô hội, hydrocortisone, thuốc mỡ hoặc kem dưỡng ẩm sau khi ra nắng.
  • Uống nhiều nước để hạ nhiệt và chống mất nước.
  • Uống thuốc giảm đau, chẳng hạn như paracetamol hoặc ibuprofen nếu cần.
  • Che phủ vùng da bị cháy nắng khỏi ánh nắng trực tiếp cho đến khi da lành hẳn.

Đối với trẻ nhỏ, da sẽ lành nhanh hơn da người lớn, nhưng cũng kém khả năng tự bảo vệ khỏi tổn thương, bao gồm cả tổn thương do ánh nắng mặt trời.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi tuyệt đối không nên tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời quá lâu. Trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi cần được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời và đeo kính râm ngăn tia UV để bảo vệ mắt.

Nếu trẻ bị cháy nắng, hãy làm theo các hướng dẫn sau:

  • Đối với trẻ dưới 1 tuổi, không tự ý sử dụng các cách chữa cháy nắng tại nhà, cần liên hệ bác sĩ nhi khoa để có biện pháp can thiệp kịp thời. Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, hãy gọi cho bác sĩ nếu có biểu hiện đau dữ dội, phồng rộp, hôn mê hoặc sốt trên 38,5C.
  • Sau khi bé bị cháy nắng, nên tắm bé bằng nước sạch để làm mát da.
  • Thoa kem dưỡng ẩm nhẹ để làm dịu da. Có thể sử dụng kem dưỡng da có chứa calamine. Không nên sử dụng kem có thêm chất kháng histamin, không sử dụng bất kỳ loại kem y tế nào như hydrocortisone hoặc benzocaine trừ khi được bác sĩ nhi khoa hướng dẫn.
  • Không đổ rượu hoặc cồn vì có thể làm lạnh da quá mức khiến da tổn thương nặng hơn.
  • Cháy nắng có thể khiến trẻ bị mất nước. Cho trẻ bù nước bằng cách uống nước lọc hoặc nước trái cây để thay thế chất lỏng trong cơ thể. Liên hệ với bác sĩ ngay nếu trẻ tiểu ít hơn thường ngày.
  • Để trẻ tránh nắng hoàn toàn cho đến khi vùng da cháy nắng lành lại.

Rate this post